Đốt tiền thật gửi cho người chết thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì hành vi này bị xử phạt thế nào?
Đốt tiền thật gửi cho người chết thì có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định trên, việc đốt tiền thật gửi cho người chết được xem là một trong những hình thức hủy hoại tiền Việt Nam.
Hành vi này là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc đốt tiền thật nói chung và đốt tiền thật gửi cho người chết nói riêng là hành vi vi phạm pháp luật.
Đốt tiền thật gửi cho người chết (Hình từ Internet)
Đốt tiền thật gửi cho người chết bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đốt tiền thật gửi cho người chết được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo quy định trên, người đốt tiền thật gửi cho người chết có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Việc thu hồi tiền Việt Nam bị hủy hoại được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại như sau:
Thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại
1. Ngoài số tiền giả, tiền bị phá hoại sử dụng làm tư liệu hay đang trong quá trình điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, hải quan giao nộp toàn bộ tiền giả, tiền bị phá hoại đã thu giữ cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả, tiền bị hủy hoại làm tư liệu nghiên cứu; Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này của mỗi Bộ, cơ quan mình.
3. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại. Việc tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Như vậy, ngoài số tiền bị phá hoại sử dụng làm tư liệu hay đang trong quá trình điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, hải quan giao nộp toàn bộ tiền bị phá hoại đã thu giữ cho Ngân hàng Nhà nước.
Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền bị hủy hoại làm tư liệu nghiên cứu.
Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này của mỗi Bộ, cơ quan mình.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền bị phá hoại. Việc tiêu hủy tiền bị phá hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?