Doping là gì? Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào?

Doping là gì? Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào? Việc xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng chống doping được pháp luật quy định như thế nào?

Doping là gì?

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể Doping là gì.

Tuy nhiên, có thể hiểu Doping là việc sử dụng các chất cấm trong thể thao nhằm tăng cường hiệu suất vận động viên. Việc sử dụng Doping bị cấm trong hầu hết các môn thể thao vì nó không chỉ vi phạm đạo đức thi đấu công bằng mà còn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của vận động viên.

Các dạng Doping phổ biến hiện nay:

- Chất kích thích: Đây là các loại chất được sử dụng để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, cũng như giảm mệt mỏi.

- Hormone tăng trưởng: Có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh và sự phục hồi sau tập luyện.

- Steroid anabolic: Có khả năng tăng cường sức mạnh và tăng cơ bắp.

- Chất tăng đồng hoá, lợi tiểu: Nó có tác dụng giúp vận động viên tăng cường hiệu suất và đạt kết quả tốt hơn. Những chất đồng hóa như Clostebol, Nandrolone, Stanozolol hay Metandienone sẽ giúp người dùng tăng sức bền và sức mạnh. Đồng thời cũng như tăng cơ bắp và giảm mỡ trong cơ thể.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Doping là gì? Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào?

Doping là gì? Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có quy định như sau:

Theo đó, những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm:

- Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

- Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

- Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

- Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

- Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng chống doping.

- Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL.

- Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng chống doping.

- Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Việc xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng chống doping được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng chống doping có nội dung như sau:

- Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận miễn trừ do điều trị, kết luận xử lý vi phạm, vận động viên, cá nhân và tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, kháng cáo chuyên môn đối với kết luận miễn trừ do điều trị, kết luận xử lý vi phạm. Đối với các kháng nghị của WADA, quyền kháng nghị và thời hạn kháng nghị được quy định trong Bộ luật Phòng chống doping thế giới.

- Cục Thể dục thể thao quyết định thành lập Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng chống doping để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng cáo theo đúng các quy định của Bộ luật Phòng chống doping thế giới. Hội đồng được thành lập theo nguyên tắc tôn trọng các yêu cầu nêu tại định nghĩa về tính độc lập về tổ chức và hoạt động của Bộ luật Phòng chống doping thế giới, Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả và phù hợp với quy định của Luật Thể dục, thể thao 2006.

- Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

- Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ bao gồm Chủ tịch và các thành viên. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia độc lập gồm: chuyên gia pháp lý, thể thao, y tế và các cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Phòng chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý kết quả.

- Vận động viên quốc tế, vận động viên thi đấu tại các giải thể thao quốc tế hoặc trong các trường hợp khác được Bộ luật Phòng chống doping thế giới quy định có quyền khiếu nại, kháng cáo trực tiếp lên Tòa án trọng tài thể thao (CAS).

- Thời gian hoạt động của Hội đồng xử lý khiếu nại, kháng cáo chuyên môn về phòng chống doping thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.

Phòng chống doping
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doping là gì? Những hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới bao gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Chính thức có Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống doping
160 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống doping

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống doping

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào