Đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP có được phép là ngoại tệ không? Phương án gồm các nội dung nào?
Đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP có được phép là ngoại tệ không?
Đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP có được phép là ngoại tệ không, thì tho quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 28/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xây dựng phương án tài chính của dự án PPP
1. Phương án tài chính của dự án PPP phải phản ánh đầy đủ các khoản chi phí và nguồn thu hợp pháp theo quy định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện và vận hành của dự án PPP.
2. Các chỉ tiêu tài chính của phương án tài chính được tính toán trên cơ sở các dòng tiền sau thuế được chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu bình quân gia quyền của lãi suất huy động các nguồn vốn và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
3. Doanh thu thực tế là toàn bộ doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
4. Đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính là Việt Nam Đồng.
Theo quy định trên, đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP là Việt Nam Đồng.
Như vậy, đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP phải là đồng Việt Nam và không được sử dụng ngoại tệ.
Đồng tiền sử dụng trong phương án tài chính của dự án PPP có được phép là ngoại tệ không? (Hình từ Internet)
Phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm những nội dung gì?
Phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm các nội dung được quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2021/NĐ-CP như sau:
- Tổng mức đầu tư của dự án PPP.
- Nguồn vốn thực hiện dự án PPP:
+ Vốn Nhà nước (nếu có) sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 70, Điều 72 Luật PPP:
(+) Tổng số vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng, công trình hệ thống cơ sở hạ tầng; bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm;
(+) Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
(+) Tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công; thời điểm hỗ trợ vốn bằng tài sản công.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư:
(+) Tổng số vốn chủ sở hữu tham gia dự án PPP;
(+) Tiến độ giải ngân nguồn vốn chủ sở hữu.
(+) Nguồn vốn do nhà đầu tư huy động:
(+) Tổng số vốn huy động (theo từng loại vốn);
(+) Thời gian vay, kỳ hạn phát hành trái phiếu doanh nghiệp (nếu có), tiến độ giải ngân các nguồn vốn do nhà đầu tư huy động;
(+) Chi phí huy động vốn: lãi suất vốn vay, lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp (nếu có) và chi phí cần thiết liên quan đến huy động vốn (nếu có).
+ Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của các ngân hàng thương mại; lãi suất vốn vay của dự án tương tự để làm cơ sở lập phương án tài chính trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có).
- Các đề xuất ưu đãi, bảo đảm (nếu có).
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
- Dự kiến các khoản chi phí trong thời gian vận hành của dự án.
- Phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư:
+ Các mức giá, phí dịch vụ công dự kiến; trong đó xác định cụ thể mức giá, phí khởi điểm và nguyên tắc điều chỉnh giá, phí phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và pháp luật có liên quan;
+ Doanh thu dự kiến của từng nguồn thu hợp pháp của doanh nghiệp dự án PPP;
+ Thời gian thực hiện, vận hành, thu hồi vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư;
+ Đối với dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT, phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư bổ sung quy định về nguồn vốn thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP gồm:
(+) Tiến độ thanh toán vốn đầu tư công thực hiện dự án PPP:
(+) Tiến độ thanh toán vốn chi thường xuyên cho doanh nghiệp dự án PPP trong giai đoạn vận hành;
(+) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công của doanh nghiệp dự án PPP (nếu có).
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước (nếu có) đối với dự án PPP thực hiện theo hình thức hợp đồng O&M.
- Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án tài chính gồm:
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV);
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR);
+ Tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C);
+ Mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính (nêu trên) khi thay đổi tổng mức đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu, thời gian hợp đồng dự án;
+ Căn cứ vào tính chất đặc thù của dự án PPP, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định bổ sung các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ khả năng trả nợ, tỷ suất chuyển đổi nhanh tài sản, tỷ lệ khả năng thanh toán, các biện pháp bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả.
- Quy định tại Điều này là căn cứ để các cơ quan có liên quan lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và ký kết hợp đồng dự án PPP.
Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan nào để giám sát thực hiện phương án tài chính của dự án PPP?
Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan nào để giám sát thực hiện phương án tài chính của dự án PPP, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 28/2021/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sử dụng dự phòng ngân sách trung ương khi có phát sinh cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm của các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư.
2. Chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh toán, quyết toán vốn Nhà nước trong dự án PPP, quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thành.
3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư công trong dự án PPP.
4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giám sát thực hiện phương án tài chính trong các hợp đồng dự án PPP của bộ, ngành, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài chính phối hợp với với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giám sát thực hiện phương án tài chính của dự án PPP của bộ, ngành, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?