Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép là đồng ngoại tệ không?
- Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép là đồng ngoại tệ không?
- Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai quy định?
- Quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép là đồng ngoại tệ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền giao dịch
1. Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
2. Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đồng Việt Nam.
Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
Mua, bán nợ (Hình từ Internet)
Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai quy định?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 09/02/2023) quy định hội đồng mua, bán nợ như sau:
Hội đồng mua, bán nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng mua, bán nợ phù hợp với quy định pháp luật, điều lệ, quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Theo quy định trên, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Trước đây, quy định về hợp đồng mua, bán nợ tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-NHNN như sau:
Hội đồng mua, bán nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng mua, bán nợ phù hợp với điều lệ, quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn (bao gồm cả việc xác định giá mua, nợ trong trường hợp mua bán theo thỏa thuận, giá khởi điểm trong trường hợp bán đấu giá khoản nợ) do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ
1. Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện mua, bán nợ và thu hồi khoản nợ được mua.
2. Khi thực hiện mua, bán nợ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Bên mua nợ sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thực hiện thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là đồng Việt Nam;
b) Bên mua nợ là người không cư trú sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoặc tài khoản ngoại tệ của Bên mua nợ tại nước ngoài để thực hiện thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là ngoại tệ.
3. Khi thu hồi nợ từ các khoản nợ được mua, số tiền thu hồi nợ phải được chuyển vào 01 (một) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ (đối với trường hợp khoản nợ được thu hồi bằng ngoại tệ) của bên mua nợ mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Trường hợp mua, bán khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay ra nước ngoài hoặc nợ phát sinh do trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh cho bên được lãnh là người không cư trú:
a) Bên bán nợ thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b) Bên mua nợ là người cư trú thực hiện đăng ký kế hoạch thu hồi nợ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc thu hồi nợ nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ mua, bán nợ.
Như vậy quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản chương trình kết nạp Đảng viên chính thức mới nhất? Thủ tục kết nạp đảng viên được quy định thế nào?
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 341 vay và nợ thuê tài chính theo Thông tư 200?
- Mẫu thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại kỷ luật trong tổ chức công đoàn mới nhất? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục đào tạo gồm mấy định mức thành phần cơ bản? Căn cứ xây dựng định mức?