Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để thực hiện liên doanh, liên kết là việc như thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để thực hiện liên doanh, liên kết là việc như thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài trong các trường hợp nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết theo các tiêu chí gì?
Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để thực hiện liên doanh, liên kết là việc như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về việc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết là việc cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản công để hợp tác với tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh có thời hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước.
...
Sử dụng tài sản công để thực hiện liên doanh, liên kết (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài trong các trường hợp nào?
Tại Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về nội dung này như sau:
Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
c) Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Theo đó đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
- Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết theo các tiêu chí gì?
Tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về việc lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết như sau:
Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
...
3. Lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết:
a) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin của đơn vị có tài sản liên doanh, liên kết;
- Tài sản dự kiến liên doanh, liên kết;
- Phương án liên doanh, liên kết;
- Tiêu chí lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết theo quy định tại điểm c khoản này;
- Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.
b) Đơn vị có tài sản căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân và tiêu chí quy định tại điểm c khoản này để lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình.
c) Tiêu chí lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết bao gồm:
- Năng lực, kinh nghiệm của đối tác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết;
- Hiệu quả của phương án tài chính;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết của đối tác bảo đảm cho việc liên doanh, liên kết;
- Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết;
- Các tiêu chí khác phù hợp với mục đích liên doanh, liên kết, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do đơn vị có tài sản công quyết định.
Theo đó đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết theo các tiêu chí sau:
- Năng lực, kinh nghiệm của đối tác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết;
- Hiệu quả của phương án tài chính;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết của đối tác bảo đảm cho việc liên doanh, liên kết;
- Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết;
- Các tiêu chí khác phù hợp với mục đích liên doanh, liên kết, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do đơn vị có tài sản công quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?