Đơn vị sự nghiệp có tự ban hành danh mục mua sắm tập trung để thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung được hay không?
Đơn vị sự nghiệp có tự ban hành danh mục mua sắm tập trung để thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung được hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:
“2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương);
c) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc).”
Theo đó, thẩm quyền ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung không ghi nhận đối với đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, đơn vị sự nghiệp không có thẩm quyền ban hành danh mục mua sắm tập trung để thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung.
Đơn vị sự nghiệp có tự ban hành danh mục mua sắm tập trung để thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung được hay không?
Nguyên tắc trong mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong mua sắm tập trung như sau:
"Điều 68. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
1. Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung. Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.
3. Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu; trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định này."
Đơn vị sự nghiệp công lập có phải thực hiện mua sắm tập trung?
Căn cứ quy định Điều 2 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
6. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công."
Theo Điều 70 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định:
"Điều 70. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung:
a) Kinh phí được cơ quan, người có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
c) Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Nghị định này;
d) Nguồn kinh phí từ quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
đ) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;
e) Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập trong trường hợp mua thuốc tập trung.
2. Ngoài các nguồn kinh phí mua sắm tập trung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để bảo đảm hiệu quả mua sắm tài sản theo phương thức tập trung:
a) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
b) Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập trong trường hợp mua sắm trang thiết bị y tế."
Theo quy định nêu trên, đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên, có nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của tỉnh nếu sử dụng nguồn chi phí quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước thì bắt buộc phải thực hiện mua sắm tập trung, nếu sử dụng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị thì không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua sắm tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?