Đơn vị nào có trách nhiệm chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro?
Đơn vị nào có trách nhiệm chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền?
Việc chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định tại Điều 48 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, triển khai công tác đào tạo về phòng, chống rửa tiền;
8. Tổng hợp thông tin, hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam;
9. Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có liên quan đề xuất, chủ trì ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định:
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá.
Đơn vị nào có trách nhiệm chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? (Hình từ Internet)
Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ đâu?
Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.
3. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
4. Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, theo quy định, thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP như sau:
Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
...
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
3. Thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp bộ công cụ tính điểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Như vậy, theo quy định, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm, cụ thể:
- Điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao;
- Điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao;
- Điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình;
- Điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp;
- Điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?