Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2023/TT-NHNN như sau:
Tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền và tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo và tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ ngành, lĩnh vực; quốc gia, vùng lãnh thổ mà đối tượng báo cáo hoạt động theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và do đối tượng báo cáo tự xác định;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ cách thức phân phối sản phẩm, dịch vụ.
...
Theo đó, tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm những tiêu chí sau:
- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền;
- Tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo.
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN về quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền phải được thể hiện theo từng bước phù hợp với quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của đối tượng báo cáo để quản lý rủi ro về rửa tiền.
Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
- Xác định phạm vi, mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro về rửa tiền;
- Xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo;
- Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, trung bình, cao dựa vào các yếu tố sau: khách hàng; sản phẩm, dịch vụ khách hàng đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng; vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính và yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định, phân loại phù hợp với thực tế phát sinh và được quy định trong quy trình quản lý rủi ro;
- Quy trình để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới;
- Quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu;
- Các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng, bao gồm tần suất cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, mức độ giám sát giao dịch của khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ và biện pháp tăng cường.
Các biện pháp tăng cường áp dụng đối với khách hàng được đánh giá rủi ro về rửa tiền ở mức độ cao là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường sau:
- Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp so với cấp phê duyệt áp dụng đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình về việc thiết lập hoặc tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng có rủi ro cao;
- Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng cá nhân để phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng, bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
+ Mức thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng trong thời gian ít nhất 06 tháng gần nhất trước thời điểm đánh giá;
+ Thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc nơi khách hàng có thu nhập chính (nếu có);
+ Thông tin liên quan đến nguồn tiền hoặc nguồn tài sản trong giao dịch của khách hàng;
- Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng tổ chức để phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng, bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính;
+ Tổng doanh thu trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đánh giá;
+ Thông tin liên quan đến nguồn tiền hoặc nguồn tài sản trong giao dịch của khách hàng;
- Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin khác (nếu có) phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng;
- Giám sát tăng cường các giao dịch của khách hàng thực hiện thông qua đối tượng báo cáo, mối quan hệ kinh doanh thông qua việc áp dụng các biện pháp kiểm soát và chọn mẫu giao dịch để kiểm tra, bảo đảm giao dịch của khách hàng phù hợp với mục đích, bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo, hoạt động kinh doanh của khách hàng; kịp thời phát hiện dấu hiệu đáng ngờ và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ;
- Tăng tần suất cập nhật thông tin nhận biết khách hàng so với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?