Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa là gì? Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong trường hợp nào?

Xin cho hỏi: Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa là gì? Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa trong trường hợp nào? Mong nhận được giải đáp từ ban tư vấn. - câu hỏi của anh Minh (TP. HCM).

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.
...

Căn cứ trên quy định Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hóa tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hóa xuất khẩu đến một nước so với hàng hóa tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.

Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa trong trường hợp nào?

Theo Điều 6 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa trong trường hợp như sau:

- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc;

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử tối huệ quốc;

- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam;

- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Bên cạnh đó, theo Điều 7 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá được áp dụng đối với:
1. Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
4. Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;
5. Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
6. Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.

Như vậy, Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa được áp dụng đối với:

- Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;

- Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hóa tại thị trường trong nước.

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa

Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa (Hình từ Internet)

Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa đối với các ưu đãi nào?

Theo Điều 8 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với:
1. Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
3. Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;
4. Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
5. Đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ trên quy định không áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa đối với các ưu đãi sau:

- Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;

- Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;

- Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;

- Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan hay không?
Pháp luật
Điều kiện và hồ sơ hải quan để xuất khẩu thuốc tây có xuất xứ Việt nam qua thị trường Campuchia?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu được cấp trong trường hợp nào? Văn bản đề nghị cấp CFS cần nêu rõ những thông tin gì?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân lựa chọn công thức tính RVC dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Khi nào cơ quan hải quan thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để làm gì?
Pháp luật
Cơ quan hải quan có ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất khẩu
3,557 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: