Đối với những bản án hình sự sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy để xét xử lại thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án hình sự sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại không?
- Đối với những bản án hình sự sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy để xét xử lại thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm để xét xử lại trong những trường hợp nào?
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án hình sự sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án hình sự sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại.
Hủy bản án hình sự sơ thẩm để xét xử lại (Hình từ Internet)
Đối với những bản án hình sự sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy để xét xử lại thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 46 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Giải quyết hồ sơ vụ án do Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
Những hồ sơ vụ án do Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án để điều tra lại thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoặc đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra sơ thẩm án hình sự thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Khi nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải chú ý kiểm sát thời hạn tạm giam bị can, bị cáo; kịp thời yêu cầu Tòa án tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo để bảo đảm việc giải quyết vụ án.
Những bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm hướng dẫn Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Như vậy, đối với những bản án hình sự sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy để xét xử lại thì Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm hướng dẫn Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm để xét xử lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
a) Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
c) Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
d) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
đ) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
...
Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm để xét xử lại trong những trường hợp sau:
- Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
- Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
- Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?