Đối với Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 thì ai là người được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản của Công ước này?
- Đối với Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 thì ai là người được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản của Công ước này?
- Quốc gia thành viên nào thì được tuyên bố rằng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của mình?
- Hai quốc gia thành viên của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán khi nào?
Đối với Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 thì ai là người được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản của Công ước này?
Căn cứ theo Điều 89 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980liên quy định như sau:
Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.
Theo đó, đối với Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 thì Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Quốc gia thành viên nào thì được tuyên bố rằng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của mình?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu một quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên bố đó bằng một tuyên bố khác.
2. Các tuyên bố này sẽ được thông báo cho người giữ lưu chiểu và trong các tuyên bố này phải nêu rõ Công ước được áp dụng tại những đơn vị lãnh thổ nào.
3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được làm đúng theo điều này thì Công ước này được áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của một quốc gia thành viên, nhưng không phải cho tất cả, và nếu trụ sở thương mại của một bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo mục đích của Công ước này, trụ sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc gia thành viên, trừ phi trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước được áp dụng.
4. Nếu một quốc gia thành viên không ra tuyên bố chiếu theo khoản 1 Điều này thì Công ước đó sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.
Theo đó, Quốc gia thành viên được tuyên bố rằng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ nếu quốc gia thành viên đó mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này.
Hai quốc gia thành viên của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng này trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
2. Nếu một quốc gia thành viên đối với các vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này, áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hoặc giống với quy tắc pháp lý của một hay nhiều quốc gia không phải là thành viên thì quốc gia đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng bản Công ước sẽ không áp dụng cho các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia không phải là thành viên Công ước.
3. Khi một quốc gia liên quan đến một tuyên bố được làm chiếu theo khoản trên sau đó trở thành một quốc gia thành viên, thì tuyên bố này, kể từ ngày bản Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên mới đó, sẽ có hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu theo khoản 1, với điều kiện là quốc gia thành viên mới đó, chấp nhận tuyên bố này hay ra một tuyên bố đơn phương có tính chất tương hỗ.
Theo đó, hai quốc gia thành viên của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia này.
Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tặng các cựu chiến binh Việt Nam nhân ngày 6 12 hay, ngắn gọn? Mục đích của ngày này là gì?
- Mẫu phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tải bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đâu?
- Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
- Viết đoạn văn giới thiệu đồ chơi mà em thích lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?