Đối với công chức cấp tỉnh là người đứng đầu cơ quan thì thủ tục xếp loại chất lượng công chức được quy định thế nào?
Việc xếp loại chất lượng công chức cấp tỉnh do cơ quan nào thực hiện?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
...
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
...
Theo quy định trên, việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
Công chức cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Đối với công chức cấp tỉnh là người đứng đầu cơ quan thì thủ tục xếp loại chất lượng công chức được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Theo đó, đối với công chức cấp tỉnh là người đứng đầu cơ quan thì thủ tục xếp loại chất lượng công chức được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Thủ tục xếp loại chất lượng công chức cấp tỉnh là cấp phó của người đứng đầu được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành.
...
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Như vậy, thủ tục xếp loại chất lượng công chức cấp tỉnh là cấp phó của người đứng đầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?