Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?
Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định:
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định quy định:
Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...
Theo đó, cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính chị xem tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg.
Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP trên địa bàn quản lý.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có giải thích về các thuật ngữ như sau:
Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
Tóm lại, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.
Phương pháp đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định như thế nào?
Phương pháp đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định tại Điều 26 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT; cụ thể như sau:
Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực trong 01 (một) năm được tính toán như sau:
ERCT = ∑d ERd
Trong đó:
ERCT là mức giảm phát thải của lĩnh vực quản lý chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ);
ERd là mức giảm phát thải trong 01 (một) năm của biện pháp chính sách d (tCO2tđ);
d là biện pháp chính sách quản lý chất thải.
Trong đó ERd được tính như sau:
ERd = ∑i (BEd,i,k - PEd,i,k )
Trong đó:
BEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm theo kịch bản BAU cho lượng chất thải k với nguồn phát thải i được xử lý theo biện pháp d (tCO2tđ). BEd,i được tính toán theo quy định về kiểm kê khí nhà kính tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
PEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm của lượng chất thải k được xử lý thuộc nguồn phát thải i theo biện pháp d (tCO2tđ).
i là các nguồn phát thải bao gồm: Phát thải từ hoạt động chôn lấp chất thải rắn; (2) Phát thải từ hoạt động xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học; Phát thải từ hoạt động thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; Phát thải từ hoạt động xử lý và xả thải nước thải; và Phát thải từ các hoạt động giảm phát thải trong xử lý, tiêu hủy chất thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?