Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào?
- Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào?
- Cơ sở phát thải khí nhà kính có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì phải làm gì?
- Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định như thế nào?
Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
a) Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Như vậy, các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.
Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở phát thải khí nhà kính có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì phải làm gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ.
Trong trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường cacbon trong nước.
Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường cacbon trong nước.
Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia thị trường cacbon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ các-bon; thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, thị trường cacbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định như thế nào?
Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
- Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường cacbon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường cacbon trên cơ sở tự nguyện.
- Nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình thời gian do Nghị định thư quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?