Đối tượng nào phải báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định mới nhất? Thời hạn gửi báo cáo về phòng, chống rửa tiền là khi nào?
Đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định mới nhất là những chủ thể nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về đối tượng báo cáo như sau:
- Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
+ Nhận tiền gửi;
+ Cho vay;
+ Cho thuê tài chính;
+ Dịch vụ thanh toán;
+ Dịch vụ trung gian thanh toán;
+ Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
+ Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
+ Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
+ Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
+ Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
+ Đổi tiền.
- Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
+ Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
+ Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
+ Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
+ Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
+ Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Ngoài ra, Chính phủ có trách nhiệm quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo ngoài các hoạt động cụ thể được quy định như trên.
Đối tượng nào phải báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định mới nhất? Thời hạn gửi báo cáo về phòng, chống rửa tiền là khi nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo về phòng chống rửa tiền có thể được nộp theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về hình thức báo cáo như sau:
Hình thức báo cáo
1. Đối tượng báo cáo gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử đối với các báo cáo được quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này.
2. Trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.
Theo đó, về nguyên tắc đối tượng báo cáo gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức nêu trên.
Lưu ý là đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.
Thời hạn gửi báo cáo về phòng, chống rửa tiền là khi nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về thời hạn gửi báo cáo về phòng, chống rửa tiền như sau:
- Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
- Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
- Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?