Đối tượng nào được xem xét, bổ nhiệm làm Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thuộc Bộ Quốc phòng?
- Những đối tượng nào được xem xét, bổ nhiệm làm Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu?
- Ai có quyền quyết định việc bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu?
- Cơ quan nào có quyền đề nghị bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu?
Những đối tượng nào được xem xét, bổ nhiệm làm Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định về đối tượng được bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Đối tượng
a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra hình sự phụ trách công tác thi hành án hình sự được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Điều tra hình sự quân khu được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu;
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Điều tra hình sự Quân đoàn 3 được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3;
d) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội.
...
Theo đó, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Điều tra hình sự quân khu thuộc các đối tượng được bổ nhiệm làm Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu.
Cơ quan thi hành án hình sự quân khu (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định thẩm quyền bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự quân khu như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
...
2. Thẩm quyền
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định việc bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Cơ quan nào có quyền đề nghị bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo đề nghị của cấp ủy quân khu, Quân đoàn 3 và Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
b) Kiểm tra hồ sơ, quy trình tiến hành; báo cáo Hội đồng thi tuyển điều tra viên Bộ Quốc phòng kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Hội đồng thi tuyển điều tra viên Bộ Quốc phòng xét duyệt và đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, đồng thời về việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự các cấp.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức gồm:
a) Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Bản tóm tắt lý lịch (T63) do cơ quan cán bộ trích;
c) Danh sách trích ngang cán bộ (DS84) do cơ quan Điều tra quân khu và tương đương lập, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan điều tra và Trưởng phòng cán bộ;
d) Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
đ) Bản phô tô các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ;
e) Tài liệu liên quan đến việc miễn nhiệm, cách chức.
Chiếu theo quy định này thì Hội đồng thi tuyển điều tra viên Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan xét duyệt và đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm chức danh Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?