Đối tượng nào được chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái?
Đối tượng nào được chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái?
Đối tượng nào được chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
…
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng, thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái là các tổ chức, cá nhân.
Đối tượng nào được chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái? (Hình từ Internet)
Ban quản lý rừng phòng hộ có quyền cho thuê rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái không?
Ban quản lý rừng phòng hộ có quyền cho thuê rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ
1. Ban quản lý rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 và điểm đ khoản 1 Điều 75 của Luật này;
b) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban quản lý rừng phòng hộ được quyền cho thuê rừng phòng hộ.
Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ gồm những nội dung nào?
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ gồm những nội dung được quy định như sau:
- Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái;
- Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái bao gồm: vị trí, diện tích, hiện trạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
- Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái;
- Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
- Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;
- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng phòng hộ; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng phòng hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?