Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia có bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch không?
- Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia có bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch không?
- Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia là gì?
Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia có bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:
Lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia có bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch.
Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia có bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch không? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:
Theo quy định này, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch được thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
- Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan lập quy hoạch. Trường hợp cần thiết, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
- Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2019/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và các hợp phần quy hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung, phạm vi nghiên cứu đối với hợp phần quy hoạch để cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch thực hiện việc tích hợp hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập.
- Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
- Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với quy hoạch vùng.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?