Đối tượng của quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường gồm những đối tượng nào? Nội dung hoạt động quản lý gồm những gì?
Đối tượng của quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại
1. Đối tượng của hoạt động quản lý theo địa bàn gồm:
a) Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Địa điểm sản xuất, kinh doanh, giao nhận, kho bảo quản, dự trữ hàng hoá; bến bãi tập kết hàng hoá, cảng hàng không nội địa, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt, bưu cục; trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, siêu thị, chợ trên địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
c) Địa điểm sản xuất, kinh doanh, giao nhận, kho bảo quản, dự trữ hàng hoá; bến bãi tập kết hàng hoá, cảng hàng không, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt, bưu cục; trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, siêu thị, chợ… và các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại nằm trên địa bàn hoạt động của hải quan nhưng không thuộc đối tượng quản lý của Hải quan theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy đối tượng của quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường gồm những đối tượng được quy định như trên.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại
...
2. Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn quy định tại khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ
1. Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn bao gồm:
a) Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra cơ bản, phân loại đối với các đối tượng của hoạt động quản lý địa bàn theo các tiêu chí cụ thể;
b) Kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên địa bàn sau khi được cấp phép kinh doanh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh;
c) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến bất thường của thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
đ) Cập nhật thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;
e) Đề xuất các biện pháp về công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn;
g) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
...
Như vậy hoạt động quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường gồm những nội dung sau:
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra cơ bản, phân loại đối với các đối tượng của hoạt động quản lý địa bàn theo các tiêu chí cụ thể;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên địa bàn sau khi được cấp phép kinh doanh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh;
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến bất thường của thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
- Cập nhật thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;
- Đề xuất các biện pháp về công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn;
- Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
Việc phân công quản lý theo địa bàn trong công tác quản lý thị trường do ai chịu trách nhiệm thực hiện?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại
...
3. Việc phân công quản lý theo địa bàn do Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định bằng văn bản và giao cho một hoặc nhiều công chức thực hiện. Trường hợp có nhiều công chức được giao quản lý cùng một địa bàn, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cử một công chức làm tổ trưởng có trách nhiệm thường xuyên báo cáo hoặc tổng hợp dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn.
...
Như vậy việc phân công quản lý theo địa bàn do Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định bằng văn bản và giao cho một hoặc nhiều công chức thực hiện.
Trường hợp có nhiều công chức được giao quản lý cùng một địa bàn, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cử một công chức làm tổ trưởng có trách nhiệm thường xuyên báo cáo hoặc tổng hợp dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?