Doanh nghiệp viễn thông muốn giảm giá cước viễn thông công ích thì cần phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Cho tôi hỏi, doanh nghiệp tôi muốn điểu chỉnh, giảm giá cước viễn thông cho một số dịch vụ viễn thông công ích thì không biết cần phải thực hiện thủ tục như thế nào? (Chúng đã lập phương án giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích rồi) - Câu hỏi của anh Thắng từ TP.HCM.

Giá cước viễn thông sẽ bao gồm những loại giá cước nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 53 Luật Viễn thông 2009 quy định về giá cước viễn thông như sau:

Giá cước viễn thông
1. Giá cước viễn thông gồm giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông.
2. Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá cước người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.
3. Giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lại dịch vụ hoặc sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ viễn thông; trường hợp doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông, giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông được gọi là giá cước kết nối viễn thông.

Theo đó, giá cước viễn thông gồm giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông, trong đó:

- Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá cước người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.

- Giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lại dịch vụ hoặc sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ viễn thông.

Lưu ý: trường hợp doanh nghiệp viễn thông này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông, giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông được gọi là giá cước kết nối viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông trong việc quản lý giá cước viễn thông sẽ có những trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Viễn thông 2009 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông trong việc quản lý giá cước viễn thông như sau:

Quản lý giá cước viễn thông
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định về quản lý giá cước viễn thông; quyết định giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định hoạt động khuyến mại trong cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm giá cước viễn thông phục vụ hoạt động viễn thông công ích;
d) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Quy định phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông;
e) Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định;
c) Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông;
d) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

Từ quy định trên, trong việc quản lý giá cước viễn thông thì doanh nghiệp viễn thông sẽ có những trách nhiệm như:

- Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;

- Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định;

- Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông;

- Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;

- Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

Doanh nghiệp muốn giảm giá cước viễn thông công ích thì cần phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Doanh nghiệp viễn thông muốn giảm giá cước viễn thông công ích thì cần phải thực hiện thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp viễn thông muốn giảm giá cước viễn thông công ích thì cần phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 25/2011/NĐ-CP thì để giảm giá cước viễn thông thì doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giảm giá cước viễn thông công ích.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét và quyết định phương án giảm giá cước viễn thông phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định.

Doanh nghiệp viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức hỗ trợ cho các DN viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo phòng chống thiên tai được quy định thế nào?
Pháp luật
Thuê bao viễn thông có được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp viễn thông gây ra không?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
Pháp luật
Số máy được gọi là gì? Ghi nhận số máy được gọi tại đâu? Được lưu trữ tại doanh nghiệp viễn thông bao lâu?
Pháp luật
Số máy gọi là gì? Thời gian doanh nghiệp viễn thông cung cấp số liệu về số máy gọi cho Cục Viễn thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
Pháp luật
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là gì? Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Chương trình khuyến mại đối với nhãn hiệu dịch vụ viễn thông không được phép vượt quá bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
655 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào