Doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất năm 2024?
- Doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất năm 2024?
- Những trường hợp nào doanh nghiệp viễn thông được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đúng không?
Doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong những trường hợp sau đây:
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
- Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất năm 2024? (Hình từ internet)
Những trường hợp nào doanh nghiệp viễn thông được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông?
Theo khoản 2 Điều 22 Luật Viễn thông 2023 thì những trường hợp nào doanh nghiệp viễn thông được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
- Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông;
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đúng không?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Viễn thông 2023 về việc cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
Cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc thực hiện đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông phải theo quy định của Luật này về kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
4. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc phân loại dịch vụ viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Như vậy theo quy định trên thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc thực hiện đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ những trường hợp sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
- Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
- Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Điều 28, Điều 29, điểm d khoản 9 Điều 50, khoản 3 Điều 71 Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?