Doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước thì bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước là bao lâu?
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 5, khoản 7 Điều 55 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giá cước viễn thông như sau:
Vi phạm quy định về giá cước viễn thông
...
5. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông khi xác định giá thành hoặc giá cước dịch vụ viễn thông;
b) Cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký hoặc đã thông báo với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Không thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, điểm a khoản 4, các khoản 5 và 6 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp viễn thông (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 170.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước là bao lâu?
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp viễn thông doanh nghiệp viễn thông cung cấp giá cước không đúng với giá cước đã đăng ký với cơ quan nhà nước là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?