Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành?
- Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành?
- Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường chỉ được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường khi nào?
- Hoạt động bán buôn của doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường phải bảo đảm điều gì?
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường
1. Chính phủ quy định tiêu chí xác định thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, tiêu chí xác định doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, danh mục doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
3. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 13 của Luật này, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường còn phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây đối với thị trường dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh:
a) Thực hiện hoạt động bán buôn trong viễn thông khi có yêu cầu từ doanh nghiệp viễn thông khác theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
b) Thực hiện hạch toán chi phí, xác định giá thành dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp cung cấp;
c) Không cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành, trừ trường hợp khuyến mại theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng thỏa thuận mẫu khi thực hiện hoạt động bán buôn trong viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường không được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành, trừ trường hợp khuyến mại.
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường chỉ được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường khi nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 23 Luật Viễn thông 2023 thì doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản:
- Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
- Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông mà không chấm dứt hoạt động thì phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ;
- Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ do chấm dứt hoạt động thì phải có biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng trong phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp.
Hoạt động bán buôn của doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2024/TT-BTTTT thì hoạt động bán buôn của doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường phải tuân thủ quy định sau:
(1) Bảo đảm cung cấp dịch vụ với giá và các điều kiện liên quan công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử như sau:
- Công bằng về mức giá bán, các điều khoản và điều kiện dịch vụ khi cung cấp dịch vụ bán buôn.
- Không phân biệt đối xử giữa chính các đơn vị hạch toán độc lập trong nội bộ doanh nghiệp, công ty con của doanh nghiệp, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp mua buôn khác.
- Mức giá bán, các điều kiện và điều khoản dịch vụ phải được xây dựng hợp lý dựa trên các yếu tố: Chi phí cung cấp dịch vụ; Số lượng, chất lượng, phạm vi, phương thức, thời gian, địa điểm dịch vụ được cung cấp; Điều khoản thanh toán, thời gian sử dụng gói dịch vụ theo quy định của hợp đồng; Yếu tố độc quyền, công nghệ, phân khúc khách hàng.
(2) Minh bạch thông tin về giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông như sau:
- Thực hiện thủ tục kê khai giá và niêm yết giá cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá;
- Minh bạch thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông cũng như các điều khoản và điều kiện cụ thể để cung cấp và sử dụng dịch vụ;
- Minh bạch Thỏa thuận mẫu cung cấp dịch vụ khi tham gia hoạt động bán buôn trong viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2025 và hướng dẫn cách viết? Download mẫu đơn khởi kiện dân sự Mẫu số 23 DS?
- Mẫu kê khai tài sản Đảng viên mới nhất? Hướng dẫn kê khai tài sản Đảng viên? Khi nào phải kê khai tài sản?
- Mẫu giấy cam kết không có khiếu nại, tranh chấp về ranh giới thửa đất? Đất có tranh chấp về ranh giới thửa đất có được chuyển nhượng không?
- Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ có được tổ chức hoạt động kinh tế không? Người làm việc thường xuyên tại hội gồm những ai?
- Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?