Doanh nghiệp viễn thông có bị thu hồi giấy phép viễn thông khi không triển khai các nội dung trong giấy phép viễn thông? Đã bị thu hồi thì có được cấp lại không?
- Doanh nghiệp viễn thông có bị thu hồi giấy phép viễn thông khi không triển khai các nội dung trong giấy phép viễn thông?
- Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép viễn thông thì có được xin cấp lại hay không?
- Doanh nghiệp viễn thông để cấp được giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Doanh nghiệp viễn thông có bị thu hồi giấy phép viễn thông khi không triển khai các nội dung trong giấy phép viễn thông?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Viễn thông 2009 quy định về việc thu hồi giấy phép viễn thông của doanh nghiệp như sau:
Thu hồi giấy phép viễn thông
1. Tổ chức bị thu hồi giấy phép viễn thông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này;
b) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông;
c) Hoạt động không phù hợp với nội dung giấy phép viễn thông được cấp, gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
d) Không triển khai trên thực tế nội dung quy định trong giấy phép viễn thông được cấp sau thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp giấy phép;
đ) Không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi ngừng cung cấp các dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp một năm liên tục.
...
Theo đó, trong thời hạn hai năm kể từ ngày được cấp giấy phép nếu doanh nghiệp không triển khai trên thực tế nội dung quy định trong giấy phép viễn thông đã được cấp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi giấy phép viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông có bị thu hồi giấy phép viễn thông khi không triển khai các nội dung trong giấy phép viễn thông? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép viễn thông thì có được xin cấp lại hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Viễn thông 2009 quy định về trường hợp cấp lại giấy phép viễn thông trong trường hợp đã bị thu hồi như sau:
Thu hồi giấy phép viễn thông
...
2. Tổ chức bị thu hồi giấy phép viễn thông trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này sau thời hạn một năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép có quyền đề nghị cấp giấy phép viễn thông, nếu đã khắc phục hậu quả gây ra và có đủ điều kiện để được cấp giấy phép viễn thông theo quy định tại Luật này.
Từ quy định trên thì trừ các trường hợp doanh nghiệp viễn thông bị thu hồi do vi phạm các hành vị bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 thì đối với những trường hợp còn lại doanh nghiệp viễn thông có đề nghị cấp giấy phép viễn thông sau thời hạn một năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
Tuy nhiên, để được có thể đề nghị cấp giấy phép viễn thông, ngoài thời hạn 01 năm theo quy định thì doanh nghiệp còn cần phải khắc phục được hậu quả để bị thu hồi giấy phép và có đủ điều kiện để được cấp giấy phép viễn thông.
Như vậy, doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép viễn thông không được xin cấp lại giấy phép mà phải tiến hành đề nghị cấp giấy phép như lần đầu đăng ký.
Doanh nghiệp viễn thông để cấp được giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng như sau:
Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
1. Cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đề nghị cấp phép;
c) Bản sao có chứng thực điều lệ, văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên (nếu có);
d) Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: Mục đích thiết lập mạng; cấu hình mạng; chủng loại thiết bị; dịch vụ sử dụng; thành viên của mạng (nếu có); phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng; tần số, mã, số viễn thông đề nghị sử dụng (nếu có); trang thiết bị và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép biết. trường hợp có những vấn đề phát sinh đòi hỏi phải thẩm tra thêm thì thời hạn xét cấp phép có thể kéo dài nhưng không được quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với hồ sơ thiết lập mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.
...
Theo đó, nếu doanh nghiệp bạn bị thu hồi giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng và đã đủ điều kiện để được đề nghị cấp giấy phép thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm một số giấy tờ như đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; bản sao có chứng thực quyết định thành lập;...và các loại giấy tờ khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?