Doanh nghiệp trang bị máy phát điện công suất 400KVA thì có cần nhân viên vận hành điện phải là người có chuyên môn về điện không?

Doanh nghiệp mình đang có nhu cầu trang bị máy phát điện có công suất 400KVA và mình đang không rõ, để có thể vận hành máy phát điện có công suất như vậy thì doanh nghiệp phải có người có tốt nghiệp chuyên ngành về điện hay không? Để được cấp chứng chỉ an toàn về điện thì người lao động sẽ được huấn luyện đào tạo, đơn vị của nhà nước?

Doanh nghiệp trang bị máy phát điện công suất 400KVA thì có phải bố trí người tốt nghiệp chuyên ngành về điện không?

Về yêu cầu nhân sự đối với các doanh nghiệp sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CPđiểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP như sau:

"Điều 5. Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
...
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện."

Như vậy đối với việc bố trí nhân viên vận hành máy phát điện thì không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện. Trường hợp không có thì có thể thay thế bằng thẻ an toàn điện.

Đồng thời tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định các đối tượng được tham gia huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện như sau:

"Điều 4. Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp."

Như vậy trường hợp công ty anh bố trí người vận hành máy phát điện mà không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện thì có thể cho người đó tham gia huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.

Doanh nghiệp có trang bị máy phát điện có công suất 400KVA thì nhân viên vận hành điện phải là người có chuyên môn về điện?

Doanh nghiệp có trang bị máy phát điện có công suất 400KVA thì nhân viên vận hành điện phải là người có chuyên môn về điện? (Hình từ internet)

Chương trình huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người vận hành máy phát điện gồm những nội dung gì?

Về nội dung của huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện gồm 2 phần là phần lý thuết và thực hành.

Về nội dung phần thực hành quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:

- Về nội dung huấn luyện chung:

+ Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;

+ Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;

+ Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;

+ Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;

+ Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

- Phần riêng về huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:

+ Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;

+ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;

+ An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;

+ Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.

Về nội dung phần thực hành quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:

- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

- Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.

- Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

Quy định về cấp thẻ an toàn điện thế nào?

Các nội dung về thẻ an toàn điện được quy định tại Điều 10 Thông tư 05/2021/TT-BCT như sau:

- Các trường hợp được cấp thẻ gồm:

+ Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu;

+ Khi người lao động chuyển đổi công việc;

+ Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ;

+ Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.

Như vậy sau khi hoàn thành huấn luyện thì học viên còn phải thi sát hạch mới được cấp thẻ an toàn điện.

- Quy định về sử dụng thẻ:

+ Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi.

+ Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.

- Các trường hợp thẻ bị thu hồi:

+ Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;

+ Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;

+ Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;

+ Khi được cấp thẻ mới.

+ Thẩm quyền thu hồi thẻ: Do đơn vị cấp thẻ thực hiện.

Thẻ an toàn điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cấp lại thẻ an toàn điện được thực hiện như thế nào? Hồ sơ cấp lại thẻ an toàn điện gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu thẻ an toàn điện mới nhất năm 2023? Viết thẻ an toàn điện như thế nào? Trường hợp nào được cấp thẻ an toàn điện?
Pháp luật
Doanh nghiệp trang bị máy phát điện công suất 400KVA thì có cần nhân viên vận hành điện phải là người có chuyên môn về điện không?
Pháp luật
Thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẻ an toàn điện
2,519 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẻ an toàn điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào