Doanh nghiệp SCIC thực hiện góp vốn với doanh nghiệp nước ngoài để liên doanh theo hình thức nào? Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp SCIC ra sao?
Doanh nghiêp SCIC có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp SCIC bao gồm:
(1) Hội đồng thành viên.
(2) Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc.
(3) Kiểm soát viên.
Doanh nghiệp SCIC thực hiện góp vốn với doanh nghiệp nước ngoài để liên doanh theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp SCIC thực hiện góp vốn với doanh nghiệp nước ngoài để liên doanh theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 22 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền của doanh nghiệp SCIC như sau:
Quyền của SCIC
1. Lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả, có khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, SCIC phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý.
2. Góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Được quyền chủ động quyết định đầu tư thêm vốn, bán vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này; chủ động lựa chọn các hình thức bán vốn mà SCIC đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này; được thỏa thuận mua lại cổ phần, vốn góp đã bán cho nhà đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước.
4. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
5. Được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư) theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
6. Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn SCIC đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (bao gồm cả phần vốn SCIC tiếp nhận) theo quy định của pháp luật.
8. Cử, ủy quyền và đánh giá hoạt động của Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện tại các doanh nghiệp được giao quản lý. Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này. Tham gia lựa chọn Người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao vốn về SCIC.
9. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp SCIC có thể thực hiện góp vốn với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh bằng các hình thức:
(1) Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh;
(2) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp SCIC có những nghĩa vụ nào cần thực hiện trong quá trình hoạt động?
Căn cứ Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp SCIC như sau:
Nghĩa vụ của SCIC
1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước được giao quản lý.
3. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
4. Thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn SCIC đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (bao gồm cả phần vốn SCIC tiếp nhận) theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.
5. Thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Từ quy đinh trên thì doanh nghiệp SCIC có một số nghĩa vụ cần thực hiện trong quá trình hoạt động như quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp;...và một số nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?