Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu trong thời gian nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu trong thời gian nào? Câu hỏi của anh B.P.Q đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam khi nào?

Căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:

Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
...
3. Việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài:
a) Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc một trong những lĩnh vực sau: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến phải lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện;

Như vậy, Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện.

Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu trong thời gian nào?

Thương mại điện tử

Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu trong thời gian nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:

Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
...
6. Trình tự, thủ tục yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
a) Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; đồng thời, thông báo cho các cơ quan liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định, các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
7. Trình tự, thủ tục đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam được thực hiện theo các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại, doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan.
8. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam thì Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu theo quy định.

Doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật nước ngoài:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật nước ngoài.
...

Ngược lại, doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Doanh nghiệp nước ngoài cho thuê nhà xưởng như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài chi nhánh tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không? Doanh nghiệp nước ngoài chi nhánh tại Việt Nam có thể sở hữu quyền sử dụng đất ở Việt Nam để thực hiện dự án không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài là gì? Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài gồm những cơ sở nào? Doanh nghiệp nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu trong thời gian nào?
Chính sách thuế với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam?
Chính sách thuế với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở ở Việt Nam có được giao dịch ngoại hối tại Việt Nam không? Có được mở tài khoản thanh toán không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài có được mở tài khoản ở ngân hàng thương mại của Việt Nam để thanh toán cho người bán ở Việt Nam không?
Pháp luật
Nhà đầu tư góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp qua tài khoản thanh toán thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nước ngoài
2,447 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào