Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài có được thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được thảnh lập chi nhánh tại Việt Nam không?
- Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo thủ tục nào?
- Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được thảnh lập chi nhánh tại Việt Nam không?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định liên quan đến chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
"Điều 20. Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi."
Căn cứ quy định trên, ta thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo thủ tục nào?
Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam muốn được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập như sau:
* Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo Điều 3 Thông tư 203/2012/TT-BTC:
Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định 17/2012/NĐ-CP.
* Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Điều 6 Thông tư 203/2012/TT-BTC:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II).
- Bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài (hoặc văn bản tương đương) theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính.
- Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
- Văn bản của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.
- Quyết định của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) chi nhánh.
- Văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).
- Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cấp vốn cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
* Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Thông tư 203/2012/TT-BTC:
- Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này tới Bộ Tài chính.
- Trong thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 23, Khoản 3 Điều 24 Luật kiểm toán độc lập, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thì Bộ Tài chính xem xét để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Trường hợp từ chối Bộ Tài chính phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải bổ sung, sửa đổi theo thông báo và gửi về Bộ Tài chính. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Bộ Tài chính không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 23, Khoản 3 Điều 24 Luật kiểm toán độc lập.
- Trường hợp tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Trong quá trình hoạt động, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
- Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.
- Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.
- Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.
- Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:
+ Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;
+ Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.
- Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán.
- Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta thấy chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được thành lập tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện và thực hiện đủ hồ sơ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được thành lập tại Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?