Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng?

Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng? Doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng phải bồi thường thiệt hại hàng hóa có khuyết tật gây ra khi nào?

Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng?

Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng, căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
2. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;
...
3. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
...

Theo đó, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng là hàng hóa có khuyết tật nhóm B.

Cũng theo quy định nêu trên thì nếu phát hiện hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng thì doanh nghiệp kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm thực hiện như sau:

- Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

- Công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi.

Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng?

Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng phải bồi thường thiệt hại hàng hóa có khuyết tật gây ra khi nào?

Doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng phải có trách nhiệm như thế nào đối với hàng hóa của mình, căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

Bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa;
đ) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng;
e) Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Như vậy, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra thì doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi doanh nghiệp kinh doanh không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật.

Khi thu hồi hàng hóa khuyết tật thì doanh nghiệp kinh doanh có cần phải mô tả hàng hóa phải thu hồi hay không?

Khi thu hồi hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh có cần phải mô tả hàng hóa phải thu hồi hay không, căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
...
4. Nội dung thông báo, công khai quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Mô tả sản phẩm, hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi sản phẩm, hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi sản phẩm, hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa;
đ) Nội dung khác có liên quan (nếu có) để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, khi thu hồi hàng hóa khuyết tật thì doanh nghiệp kinh doanh cần phải mô tả hàng hóa phải thu hồi được nằm trong nội dung cần thông báo, công khai theo quy định.

Người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh cần phải làm gì khi phát hiện hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng?
Pháp luật
Khi thực hiện giao dịch từ xa với người tiêu dùng, cá nhân kinh doanh có phải cung cấp thông tin về mã số thuế cá nhân không?
Giải quyết tranh chấp giữ người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức thương lượng?
Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức thương lượng như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm của Sở công thương được quy định ra sao?
Pháp luật
08 hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Người tiêu dùng phải lựa chọn hàng hóa không trái với thuần phong mỹ tục?
Pháp luật
Thế nào là người tiêu dùng? Người tiêu dùng có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chất lượng hàng hóa không như quảng cáo?
Pháp luật
Phụ nữ đang nuôi con được xem là người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Quyền của người tiêu dùng được quy định như thế nào? Quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được quy định ra sao?
Pháp luật
Khi thu thập, sử dụng thông tin người tiêu dùng, tổ chức kinh doanh phải thông báo những gì cho người tiêu dùng?
Pháp luật
Kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có bắt buộc lập thành văn bản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng
45 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người tiêu dùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào