Doanh nghiệp kiểm toán tiết lộ thông tin khách hàng khi chưa được sự chấp thuận của khách hàng bị xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp thế nào và được cung cấp những dịch vụ gì?
Theo khoản 5 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 định nghĩa về doanh nghiệp kiểm toán như sau:
Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện các dịch vụ được quy định tại Điều 40 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau;
- Doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện các dịch vụ sau đây:
+ Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
+ Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
+ Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
+ Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
+ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
+ Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
+ Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
+ Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
+ Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.
- Khi thực hiện dịch vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin không?
Theo Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập như sau:
"Điều 8. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
3. Độc lập, trung thực, khách quan.
4. Bảo mật thông tin."
Bên canh đó, tại Điều 43 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán như sau:
- Doanh nghiệp kiểm toán không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp kiểm toán không được sử dụng thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin được cung cấp về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, ta thấy doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hoạt động và nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định.
Doanh nghiệp kiểm toán tiết lộ thông tin khách hàng khi chưa được chấp thuận bị xử lý thế nào?
Doanh nghiệp kiểm toán tiết lộ thông tin khách hàng khi chưa được chấp thuận bị xử lý thế nào?
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp chưa có sự chấp thuận của khách hàng nhưng doanh nghiệp kiểm toán có hành vi tiết lộ thông tin khách hàng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
Ngoài mức phạt tiền theo quy định trên, doanh nghiệp kiểm toán có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo khoản 5 Điều 47 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và được thực hiện các loại dịch vụ quy định tại Điều 40 Luật Kiểm toán độc lập 2011. Doanh nghiệp kiểm toán khi hoạt động phải tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động và nghĩa vụ bảo mật thông tin. Trường hợp chưa có sự chấp thuận của khách hàng nhưng doanh nghiệp kiểm toán có hành vi tiết lộ thông tin khách hàng thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?