Doanh nghiệp kiểm toán thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên để đăng ký hành nghề kiểm toán thì bị xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp kiểm toán có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
* Theo Điều 28 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về quyền của doanh nghiệp kiểm toán như sau:
- Cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 40 của Luật này;
- Nhận phí dịch vụ;
- Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài;
- Tham gia tổ chức kiểm toán quốc tế, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
- Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán được quy định tại Điều 17 Thông tư 203/2012/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BTC) như sau:
- Duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong suốt thời gian hoạt động.
- Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Thông báo bằng văn bản (kèm theo tài liệu chứng minh) cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung quy định tại Điều 26 Luật kiểm toán độc lập.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Gửi Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BTC.
- Gửi Báo cáo tình hình hoạt động năm theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BTC.
Doanh nghiệp kiểm toán có được thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên không?
Doanh nghiệp kiểm toán có được thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên không?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về những hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp kiểm toán như sau:
- Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
- Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
- Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
- Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
- Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
- Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
- Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
- Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
- Hành vi khác theo quy định của pháp luật;
Căn cứ quy định trên, ta thấy doanh nghiệp kiểm toán không được phép thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Doanh nghiệp kiểm toán thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên bị xử lý thế nào?
Doanh nghiệp kiểm toán có hành vi thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên để thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề kiểm toán.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán khi hoạt động được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo tuân thủ điều kiện hoạt động và không được phép thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán có hành vi thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên để thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp mới nhất? Tải giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp?
- Mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định theo Thông tư 45?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên thay đổi người đại diện pháp luật mới nhất? Tải về File word mẫu biên bản?
- Đóng vai anh thanh niên kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư ngắn trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Đặc điểm môn Văn là gì?
- Đêm countdown là gì? Countdown 2025 ngày bao nhiêu? Countdown 2025 mấy giờ? Countdown 2025 thứ mấy?