Doanh nghiệp kiểm toán không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh có bị xử phạt không?
- Doanh nghiệp kiểm toán có phải thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
- Không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt?
- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp kiểm toán không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh?
Doanh nghiệp kiểm toán có phải thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Theo khoản 4 Điều 33 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:
Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán
...
4. Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là mười ngày trước ngày hoạt động trở lại.
Theo đó, khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước ngày hoạt động trở lại.
Doanh nghiệp kiểm toán (Hình từ Internet)
Không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt?
Theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi có thay đổi phải thông báo theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
b) Không nộp báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình kèm theo Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của từng kiểm toán viên cho Bộ Tài chính theo quy định;
c) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp phải thông báo theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo Bộ Tài chính khi bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Không báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu cho Bộ Tài chính;
e) Không nộp báo cáo tình hình hoạt động năm, Báo cáo tài chính năm trước liền kề cho Bộ Tài chính theo quy định;
g) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh kiểm toán;
h) Không nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính theo quy định;
i) Không thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao tài liệu cho Bộ Tài chính về việc thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở của doanh nghiệp kiểm toán ở nước ngoài;
k) Không báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp kiểm toán không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Tức là đối với tổ các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp kiểm toán không thông báo Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?