Doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động bị xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán bị xử lý như thế nào?
- Cá nhân làm việc cho doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán có bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán?
Doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán bị xử lý như thế nào?
Theo điểm e khoản 1 Điều 49 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định Xử phạt doanh nghiệp kiểm toán có hành vi vi phạm quy định về tính độc lập của việc kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tính độc lập
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mua, nhận, biếu, tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
c) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản tiền dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
đ) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
e) Can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
g) Thực hiện thu nợ cho đơn vị được kiểm toán.
Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tính độc lập (Hình từ Internet)
Cá nhân làm việc cho doanh nghiệp kiểm toán can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán có bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 49 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tính độc lập
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ, e khoản 2 Điều này;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ, e khoản 2 Điều này.
Nên cá nhân của doanh nghiệp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán không bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP). Tức là đối với tổ các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán (mức phạt cao nhất áp dụng đối với doanh nghiệp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán là 30.000.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?