Doanh nghiệp khi giao dịch với bảo hiểm xã hội có thể sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử để ký điện tử hay không?
Doanh nghiệp khi giao dịch với bảo hiểm xã hội có thể sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử để ký điện tử hay không?
Tại Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử như sau:
Sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH phải có chứng thư số có hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do BHXH Việt Nam cấp.
2. Việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử quy định tại văn bản này gọi chung là ký điện tử.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp, cá nhân khi giao dịch với bảo hiểm xã hội phải có chứng thư số có hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ theo quy định cấp. Chỉ trường hợp cá nhân chưa được cấp chứng thư số thì mới được dùng mã xác thực giao dịch điện tử.
Theo đó, doanh nghiệp không được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử để ký điện tử trong lĩnh vực BHXH.
Doanh nghiệp khi giao dịch với bảo hiểm xã hội có thể sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử để ký điện tử hay không?
Nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH bao gồm những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Nghị định 166/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH như sau:
Nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm rõ ràng, bình đẳng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, doanh nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau khi thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
- Việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm rõ ràng, bình đẳng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 166/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH như sau:
Điều kiện, phương thức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có chứng thư số còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp.
b) Có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN theo quy định của Nghị định này.
Khi thực hiện giao dịch điện tử trong BHXH cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có chứng thư số còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp.
- Có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN theo quy định Nghị định 166/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?