Doanh nghiệp ép người lao động trích tiền lương để mua hàng hóa thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp có được ép nhân viên trích tiền lương để mua hàng hóa của doanh nghiệp không?
Căn cứ vào Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo như quy định trên thì tiền lương chính là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động khi thực hiện công việc và các khoản phụ cấp lương khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo đó, người lao động phải được tự quyết định đối với việc chi tiêu lương mà không gặp phải bất kì hạn chế hay sự can thiệp nào từ phía doanh nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nhằm ép buộc người lao động trích tiền lương để mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hoặc của nhà cung cấp khác.
Doanh nghiệp ép người lao động trích tiền lương để mua hàng hóa thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ép người lao động trích tiền lương để mua hàng hóa thì người sử dụng lao động có bị phạt không?
Như đã đề cập ở nội dung trên, pháp luật đã không cho phép người sử dụng lao động có hành vi ép buộc nhân viên mua hàng hóa do mình sản xuất, hoặc của nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng,…
Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Theo đó, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính với các mức khác nhau. Cụ thể:
- Có từ 01 người đến 10 người lao động bị vi phạm: Phạt 05 - 10 triệu đồng.
- Có từ 11 người đến 50 người lao động bị vi phạm: Phạt 10 - 20 triệu đồng.
- Có từ 51 người đến 100 người lao động bị vi phạm: Phạt 20 - 30 triệu đồng.
- Có từ 101 người đến 300 người lao động bị vi phạm: Phạt 30 - 40 triệu đồng.
- Có từ 301 người lao động bị vi phạm trở lên: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
Đây là mức xử phạt hành chính dành cho người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Tương ứng với đó, tổ chức vi phạm lỗi này có thể sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng.
Người sử dụng lao động tiến hành trả lương cho người lao động theo hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?