Doanh nghiệp đòi nợ thuê cần làm gì khi dịch vụ này bị cấm? Doanh nghiệp đòi nợ không dừng hoạt động theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt thế nào?

Tôi đang hoạt động kinh doanh khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm. Hiện tại tôi vẫn âm thầm hoạt động công ty của mình thì có bị phạt không? Tôi phải làm gì với công ty kinh doanh dịch vụ này của mình?

Quy định cấm hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định tại đâu?

Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh như sau:

"Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ."

Từ căn cứ quy định trên thì tại điểm h khoản 1 Luật Đầu tư 2020 đã đưa dịch vụ kinh doanh đòi nợ vào danh mục các ngành nghề bị cấm.

Doanh nghiệp đòi nợ thuê cần làm gì khi dịch vụ này bị cấm?

Doanh nghiệp đòi nợ thuê

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê cần làm gì khi dịch vụ này bị cấm?

Theo quy định của pháp luật mà cụ thể là tại Luật Đầu tư 2020 đã cấm các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực. Nhưng hiện tại khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì dịch vụ đòi nợ thuê đã bị coi là ngành nghề kinh doanh bị cấm hoạt động, các doanh nghiệp này có thể sẽ phải tiến hành thủ tục để giải thể doanh nghiệp với trình tự thủ tục giải thể được quy định Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

"Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;
6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp."

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đòi nợ không dừng hoạt động theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 98/2020/ND-CP quy định về xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

"Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, nếu doanh nghiệp đòi nợ của bạn nếu vẫn tiếp tục hoạt động thì có thể bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tịch thu các tang vật dùng để phục vụ cho hoạt động đòi nợ bị nghiêm cấm và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp từ hoạt động đòi nợ.

Dịch vụ đòi nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không?
Pháp luật
Hiện nay cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ đúng không? Tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Dịch vụ đòi nợ có phải là một trong những ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hay không? Doanh nghiệp cố tình đầu tư kinh doanh vào dịch vụ đòi nợ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp đòi nợ thuê cần làm gì khi dịch vụ này bị cấm? Doanh nghiệp đòi nợ không dừng hoạt động theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ đòi nợ
1,399 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ đòi nợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ đòi nợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào