Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải công khai những thông tin nào? Doanh nghiệp phải công khai các nội dung tối thiểu nào?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải công khai những thông tin nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 14/2018/TT-BTTTT, có quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính như sau:
Công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải có trang thông tin điện tử; trên trang chủ có chuyên mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” để công khai thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính công ích. Thông tin công khai gồm:
a) Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích;
b) Bản công bố hợp quy;
c) Bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy;
d) Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm đã gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các nội dung quy định tại các điểm a và b khoản này phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ (trừ đại lý, ki ốt, thùng thư công cộng độc lập).
…
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin công khai của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích là những thông tin sau:
- Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích;
- Bản công bố hợp quy;
- Bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy;
- Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm đã gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lưu ý: Các nội dung quy định tại các điểm a và b khoản này phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ (trừ đại lý, ki ốt, thùng thư công cộng độc lập).
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai các nội dung tối thiểu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 14/2018/TT-BTTTT, có quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính như sau:
Công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính
…
2. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm công khai các nội dung tối thiểu sau:
a) Loại dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đang cung ứng và quy định về chất lượng dịch vụ tương ứng;
b) Đầu mối tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
c) Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
d) Thông tin về hỗ trợ khách hàng.
Các nội dung trên phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ và trên chuyên mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” ở trang thông tin điện tử (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm công khai các nội dung tối thiểu sau:
- Loại dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đang cung ứng và quy định về chất lượng dịch vụ tương ứng;
- Đầu mối tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
- Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
- Thông tin về hỗ trợ khách hàng.
Lưu ý: Các nội dung trên phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ và trên chuyên mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” ở trang thông tin điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp bưu chính có trách nhiệm gì trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 14/2018/TT-BTTTT, có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính
1. Đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính phù hợp với mức chất lượng đã công bố. Thực hiện các biện pháp khắc phục khi phát hiện chất lượng dịch vụ bưu chính không phù hợp với mức đã công bố và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về nội dung đã khắc phục.
2. Sắp xếp đơn vị đầu mối, phân công cán bộ lãnh đạo để thực hiện nội dung quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính quy định tại Thông tư này.
3. Doanh nghiệp được kiểm tra phải gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra trước ngày tiến hành kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ làm việc với đoàn kiểm tra.
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.
5. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, số liệu, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các số liệu, tài liệu và giải trình theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Theo đó, trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp bưu chính có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?