Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở phải căn cư quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014, nội dung như sau:
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, nội dung như sau:
Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
....
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, nội dung như sau:
Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
...
Như vậy, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở?
(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa bao nhiêu lâu?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa bao nhiêu lâu phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thời hạn sở hữu nhà ở
...
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
Và căn cứ điểm b khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận trong nội dung của quy định này.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa bằng thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xử lý thế nào khi sắp hết thời hạn sở hữu nhà ở?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xử lý thế nào khi sắp hết thời hạn sở hữu nhà ở cần căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xử lý đối với trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà ở
...
3. Trước khi hết thời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thực hiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà ở này bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Như vậy khi sắp hết thời hạn sở hữu nhà ở thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp. Nếu quá thời hạn thì nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?