Doanh nghiệp có thể yêu cầu chấm dứt dự án PPP trước thời hạn khi không còn khả năng thanh toán hay không?
Doanh nghiệp có thể yêu cầu chấm dứt dự án PPP trước thời hạn khi không còn khả năng thanh toán hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về trường hợp được chấm dứt dự án PPP trước thời hạn như sau:
Chấm dứt hợp đồng dự án PPP
...
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng;
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
...
Theo quy định trên thì khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản, doanh nghiệp có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu chấm dứt dự án PPP trước thời hạn khi không còn khả năng thanh toán hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 81 Nghị định 35/2021/NĐ-CP thì việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: một trong các bên của hợp đồng có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
Bước 2: các bên thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;
Bước 3: các bên thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Lưu ý: khi thực hiện chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn cần chú ý một số nội dung sau:
(1) Việc thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nguyên nhân dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Nghĩa vụ còn lại của các bên, bao gồm cả nghĩa vụ chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Công việc cần thực hiện nhằm bảo đảm tính liên tục, chất lượng của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sau khi chấm dứt hợp đồng;
- Nội dung về giới hạn trách nhiệm dân sự, miễn trách nhiệm dân sự của một trong hai bên;
- Thời gian để các bên khắc phục; dự kiến phương án về chi phí xử lý tương ứng với trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; việc lựa chọn tổ chức kiểm toán (nếu cần thiết);
- Nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật về dân sự và hợp đồng dự án PPP.
(2) Khi hợp đồng dự án PPP bị chấm dứt trước thời hạn và cần lựa chọn nhà đầu tư thay thế để ký kết hợp đồng mới, cơ quan ký kết hợp đồng thông báo với bên cho vay về việc phối hợp xác định nhà đầu tư được đề nghị chỉ định làm nhà đầu tư thay thế.
(3) Cơ quan nhà nước ký kết hợp đồng tổ chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc tổ chức vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn như sau:
Chấm dứt hợp đồng dự án PPP
...
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với bên cho vay tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thay thế để ký kết hợp đồng dự án PPP mới;
b) Trong thời gian chưa thực hiện phương án xử lý, chưa lựa chọn được nhà đầu tư thay thế, cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án đang trong giai đoạn xây dựng; tổ chức vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án đang trong giai đoạn vận hành.
...
Như vậy, cơ quan nhà nước ký kết hợp đồng dự án PPP cần thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật nêu trên khi chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?