Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sẽ không được cấp lại Mã số trong vòng 2 năm?
- Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sẽ không được cấp lại Mã số trong vòng 2 năm?
- Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất phải thanh toán toàn bộ các khoản chi phí nào trong trường hợp phát sinh?
- Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện có phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sẽ không được cấp lại Mã số trong vòng 2 năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Theo đó, doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong các trường hợp sau sẽ không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi, cụ thể như sau:
- Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
- Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
- Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
- Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
- Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sẽ không được cấp lại Mã số trong vòng 2 năm? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất phải thanh toán toàn bộ các khoản chi phí nào trong trường hợp phát sinh?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
5. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.
Như vậy, doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
- Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
- Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
- Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện có phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện:
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
...
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Như vậy, trên vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?