Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn tách nguồn vốn chủ sở hữu phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn tách nguồn vốn chủ sở hữu phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Để tách nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nào?
- Các nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí trong hoạt động tách nguồn vốn chủ sở hữu do ai xây dựng?
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn tách nguồn vốn chủ sở hữu phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc tách nguồn vốn chủ sở hữu như sau:
Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo các nguyên tắc sau:
a) Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm;
b) Ghi nhận, theo dõi riêng tài sản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ;
c) Doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài được ghi nhận trực tiếp cho hoạt động đó. Các khoản doanh thu, chi phí chung phải được phân bổ theo nguyên tắc hợp lý, nhất quán.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ để tách nguồn vốn chủ sở hữu cần bảo đảm các nguyên tắc như:
- Theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm;
- Ghi nhận, theo dõi riêng tài sản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ;
- Doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài được ghi nhận trực tiếp cho hoạt động đó. Các khoản doanh thu, chi phí chung phải được phân bổ theo nguyên tắc hợp lý, nhất quán.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn tách nguồn vốn chủ sở hữu phải tuân thủ những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Để tách nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nào?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về tách nguồn vốn chủ sở hữu như sau:
Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng trước khi áp dụng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Khi tách vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần đăng ký các nguyên tắc phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.
Hồ sơ đăng ký với Bộ Tài chính gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
- Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do
Các nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí trong hoạt động tách nguồn vốn chủ sở hữu do ai xây dựng?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về trách nhiệm xây dựng các nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí trong hoạt động tách nguồn vốn chủ sở hữu như sau:
Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài
...
2. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm xây dựng nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm giám sát việc triển khai thực hiện các nguyên tắc phân bổ này sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
...
Từ quy định trên thì Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có trách nhiệm xây dựng nguyên tắc phân bổ doanh thu, chi phí theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự?
- Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?
- Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?