Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu trong trường hợp nào?
- Việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như thế nào?
- Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định như sau:
Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có trách nhiệm bổ sung từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng đó phần thâm hụt. Khi quỹ chủ hợp đồng đó có thặng dư (là phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ), doanh nghiệp được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với quỹ chủ hợp đồng, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt quỹ chủ hợp đồng đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu, trừ trường hợp hoàn trả số tiền góp đầu tư hình thành quỹ hoặc số tiền đã được quỹ chủ sở hữu chuyển cho quỹ chủ hợp đồng để bù đắp thâm hụt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì nhiều quỹ chủ hợp đồng, doanh nghiệp không được điều chuyển tài sản hoặc nguồn vốn giữa các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trừ trường hợp phân bổ các khoản phí đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí. Doanh nghiệp không được sử dụng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng này để bổ sung cho quỹ chủ hợp đồng khác bị thâm hụt.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bù đắp thâm hụt từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng và hoàn trả từ quỹ chủ hợp đồng về quỹ chủ sở hữu. Các giao dịch này phải được thể hiện trên báo cáo tách quỹ định kỳ có xác nhận của chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu trong trường hợp hoàn trả số tiền góp đầu tư hình thành quỹ hoặc số tiền đã được quỹ chủ sở hữu chuyển cho quỹ chủ hợp đồng để bù đắp thâm hụt theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 50/2017/TT-BTC.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép điều chuyển tài sản, nguồn vốn từ quỹ chủ hợp đồng sang quỹ chủ sở hữu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định việc xác định tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu được thực hiện như sau:
- Tài sản thuộc quỹ chủ hợp đồng bao gồm các tài sản hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ và các tài sản tương ứng với các khoản phải trả được phân bổ cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm (không bao gồm các khoản phải trả nội bộ giữa các quỹ).
- Tài sản thuộc quỹ chủ sở hữu bao gồm các tài sản được hình thành từ quỹ chủ sở hữu và tài sản cố định, công trình xây dựng cơ bản dở dang.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định như sau:
Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Tùy theo thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định pháp luật liên quan, quỹ chủ hợp đồng có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đăng ký nguyên tắc tách quỹ với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP .
3. Việc tách và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;
b) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi từ thiện;
c) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 26 Thông tư này và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.
4. Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm về việc thực hiện tách quỹ, tính chính xác các số liệu của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.
5. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện báo cáo việc tách và duy trì quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng theo mẫu số 08-NT ban hành kèm theo Thông tư này và có xác nhận của kiểm toán độc lập.
Như vậy theo quy định trên khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;
- Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi từ thiện;
- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 26 Thông tư 50/2017/TT-BTC và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?