Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm, nghĩa vụ gì?
- Quy định về hợp đồng thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:
Hoạt động thuê ngoài
1. Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động sau đây:
a) Kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm toán nội bộ;
c) Quản trị rủi ro;
d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động trong thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác, trừ các hoạt động sau đây:
- Kiểm soát nội bộ;
- Kiểm toán nội bộ;
- Quản trị rủi ro;
- Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động nào? (Hình ảnh từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm, nghĩa vụ gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đới với bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó còn phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:
Hoạt động thuê ngoài
...
2. Trường hợp thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt;
b) Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
c) Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
d) Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài. Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài; trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
e) Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g) Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ theo quy định trên.
Quy định về hợp đồng thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam giao kết hợp đồng thuê ngoài phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sau đây:
Hoạt động thuê ngoài
...
3. Hợp đồng thuê ngoài phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phạm vi, nội dung của hoạt động thuê ngoài;
b) Thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động thuê ngoài;
c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
d) Tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng kết quả thực hiện hoạt động thuê ngoài;
đ) Cơ chế, trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động thuê ngoài;
e) Phương án dự phòng, khắc phục thiệt hại, bồi thường của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận trong hợp đồng thuê ngoài;
g) Cơ chế giám sát, kiểm soát và kiểm toán việc thực hiện hoạt động thuê ngoài của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài; yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài theo dõi, hạch toán tách biệt giữa hoạt động nhận thuê ngoài từ lĩnh vực bảo hiểm với các hoạt động khác, giữa các hoạt động nhận thuê ngoài từ các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác nhau;
h) Quy định về việc hạn chế ký hợp đồng thầu phụ;
i) Cơ chế bảo mật dữ liệu và thông tin khách hàng;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động thuê ngoài thực hiện một phần quy trình, hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng thuê ngoài phải lập thành văn bản và buộc phải có các nội dung chủ yếu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?