Độ ồn của xe máy phải được đo bằng phương pháp nào? Địa điểm thử độ ồn của xe máy được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là độ ồn của xe máy phải được đo bằng phương pháp nào? Địa điểm thử độ ồn của xe máy được quy định như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.H đến từ Bình Dương.

Độ ồn của xe máy phải được đo bằng phương pháp nào?

Độ ồn của xe máy phải được đo bằng phương pháp được quy định tại tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7882:2018 như sau:

Yêu cầu về độ ồn
5.2.1 Phương pháp đo
5.2.1.1 Độ ồn của xe phải được đo bằng hai phương pháp khi xe chuyển động và khi xe đỗ nêu trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp động cơ đốt trong không hoạt động khi xe đỗ, độ ồn chỉ phải đo khi xe chuyển động.
CHÚ THÍCH: Phép thử khi xe đỗ để cung cấp giá trị tham khảo cho cơ quan quản lý sử dụng phương pháp này kiểm tra độ ồn xe đang lưu hành.
5.2.1.2 Hai giá trị đo theo quy định trong 5.2.1.1 phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm và theo hình thức trình bày dưới đây:
Độ ồn:
Xe chuyển động ………dB(A) ở vận tốc không đổi
Trước khi tăng tốc ………km/h, tốc độ động cơ ……..r/min.
Xe khi đỗ ……dB(A) với động cơ chạy ở tốc độ …….r/min.
5.2.1.3 Độ ồn của xe khi chuyển động được đo bằng phương pháp nêu trong A.1 của Phụ lục A không được vượt quá giới hạn được nêu trong (đối với xe sản xuất mới và hệ thống khí thải mới) Phụ lục B trong tiêu chuẩn này của kiểu loại xe đó.
5.3 Yêu cầu bổ sung liên quan đến khả năng làm giả và điều khiển các chế độ của hệ thống khí thải hoặc hệ thống giảm âm bằng tay.
5.3.1 Tất cả các hệ thống khí thải hoặc giảm âm phải được cấu tạo theo cách không dễ dàng cho phép tháo rời các vách ngăn, ống côn thoát khí và các bộ phận khác có chức năng chính là một phần của buồng giảm âm/nối dài. Trường hợp việc kết cấu một bộ phận như vậy là không thể tránh khỏi thì cách lắp ráp nó phải sao cho việc tháo ra phải không dễ dàng (ví dụ sử dụng các mối ghép ren cố định thông dụng) và cũng phải lắp sao cho việc tháo chúng racó thể gây hư hỏng vĩnh viễn / không thể phục hồi cho cụm đo.

Như vậy, theo quy định trên thì độ ồn của xe máy phải được đo bằng hai phương pháp khi xe chuyển động và khi xe đỗ.

độ ồn của xe máy

Độ ồn của xe máy phải được đo bằng phương pháp nào? Địa điểm thử độ ồn của xe máy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Địa điểm thử độ ồn của xe máy được quy định như thế nào?

Địa điểm thử độ ồn của xe máy được quy định tại tiểu mục A.2.1 Mục A.2 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7882:2018 như sau:

- Địa điểm thử phải có đoạn đường bằng phẳng để tăng tốc ở giữa khu vực thử. Đoạn đường tăng tốc phải nằm ngang, bề mặt đường phải khô và được thiết kế sao cho độ ồn do chuyển động lăn của bánh xe gây ra là thấp.

- Trên địa điểm thử và trong trường âm tự do, sự thay đổi giữa nguồn âm ở phần giữa của đoạn đường tăng tốc và micro phải được duy trì trong khoảng 1 dB. Điều kiện này có thể được thoả mãn nếu không có vật cản lớn phản xạ âm thanh như hàng rào, cầu hoặc toà nhà nằm trong vùng cách tâm đoạn đường thử tăng tốc không quá 50 m.

- Micro phải không bị cản ở mọi hướng có thể ảnh hưởng đến trường âm, và không có người nào được đứng giữa micro và nguồn âm. Người kiểm tra đang thực hiện phép đo không được đứng ở chỗ gây ảnh hưởng đến số đo trên thiết bị đo.

Điều kiện chung của phép thử đo độ ồn của xe máy chuyển động như thế nào?

Điều kiện chung của phép thử đo độ ồn của xe máy chuyển động theo quy định tại tiết A.3.1.1 tiểu mục A.3.1 Mục A.3 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7882:2018 như sau:

- Ít nhất phải đo độ ồn hai lần đối với mỗi bên xe.

Để điều chỉnh xe có thể tiến hành đo sơ bộ nhưng kết quả đo không được sử dụng.

- Vị trí đặt micro cách đường chuẩn CC’ là 7,5 m ± 0,05 m, dọc theo đường PP' vuông góc với đường chuẩn CC’ trên đường thử (xem Hình A.1).

Micro phải ở độ cao 1,2 m ± 0,1 m so với bề mặt khu vực thử. Hướng chuẩn cho vùng điều kiện tự do (theo IEC 61672-1:2002) phải nằm ngang và hướng vuông góc về phía đường CC’.

- Phải đánh dấu trên đường thử hai đường AA’ và BB', hai đường này cách đường PP' một đoạn 10 m về phía trước (AA’) và phía sau (BB’). Xe phải chạy tiếp cận đường thẳng AA’ ở vận tốc không đổi ban đầu được quy định dưới đây.

Khi đầu xe chạm đường thẳng AA, phải mở hết bướm ga càng nhanh càng tốt và giữ ở vị trí đó cho tới khí đuôi xe chạm đường thẳng BB và đóng ngay bướm ga về vị trí ứng với tốc độ không tải nhỏ nhất của động cơ.

Đối với tất cả các phép đo, xe phải được chạy trên một đường thẳng trên suốt đoạn đường tăng tốc cùng với việc giữ cho mặt phẳng trung tuyến dọc xe càng sát với đường CC' càng tốt.

- Giá trị độ ồn lớn nhất ghi được của từng phép đo phải được sử dụng để tính kết quả đo. Kết quả đo của hai phép đo liên tiếp ở cùng một bên xe có sự sai khác nhau không quá 2 dB(A) mới được coi là kết quả đo đúng để đưa vào báo cáo thử nghiệm.

Phương tiện giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục phương tiện giao thông đường bộ có khả năng gây mất an toàn phải chứng nhận trước thông quan
Pháp luật
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định?
Pháp luật
Chủ phương tiện giao thông đường bộ là ai? Chủ phương tiện giao thông đường bộ có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc dừng phương tiện giao thông phải đảm bảo các yêu cầu gì? Thanh tra giao thông gặp xe không chở hàng có được dừng phương tiện kiểm tra hay không?
Pháp luật
Vừa điều khiển xe máy vừa xem google map trên giá đỡ điện thoại gắn trên xe máy có bị phạt không?
Pháp luật
Để tránh sập cầu khi tham gia giao thông đường bộ thì phải tuân thủ quy định gì về tải trọng? Xe quá tải trọng lưu hành trên đường bộ?
Pháp luật
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Pháp luật
Để thử đo tính năng chạy trên đường của xe ô tô điện thì chiều dài đường thẳng của vùng đo là bao nhiêu m?
Pháp luật
Xe ô tô con là gì? Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và hiệu quả sử dụng nhiên liệu đối với xe ô tô con được quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6579:2010 về phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng quốc tế nhà sản xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông đường bộ
678 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào