Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định?
Thẻ đầu cuối là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thẻ đầu cuối như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
4. Phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện bao gồm:
a) Tiền sử dụng đường bộ bao gồm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo pháp luật về giá và phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác;
b) Phí, giá, tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
...
Như vậy, thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện giao thông đường bộ để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định? (hình từ internet)
Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Bảo đảm tính minh bạch của công tác thanh toán điện tử các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
2. Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông. Mỗi phương tiện chỉ gắn 01 thẻ đầu cuối tại một thời điểm.
3. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của chủ phương tiện theo quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền được lựa chọn, sử dụng dịch vụ, tiện ích giá trị gia tăng của chủ phương tiện.
Như vậy, mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn 01 thẻ đầu cuối tại một thời điểm.
Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện
1. Phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối để mở tài khoản giao thông. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện phục vụ an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
3. Chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.
Như vậy, thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng để mở tài khoản giao thông. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện.
Theo đó, chủ phương tiện giao thông đường bộ phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.
Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ có là thành phần cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông
1. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện tự động bởi Hệ thống thanh toán điện tử giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là hệ thống thanh toán điện tử giao thông).
2. Hệ thống thanh toán điện tử giao thông bao gồm các cấu thành sau:
a) Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện;
b) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
c) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
d) Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu;
đ) Hệ thống đường truyền dữ liệu;
e) Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử giao thông; bảo đảm kết nối liên thông giữa các cấu thành của hệ thống thanh toán điện tử giao thông với nhau.
Như vậy, thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ là một trong những thành phần cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông.
Xem thêm: Gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông có phải trả tiền?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?