Sự sai khác giữa độ ồn xung quanh và
độ ồn đo được (dB)
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
≥15
|
Lượng hiệu chỉnh (dB(A))
|
0,5
|
0,4
|
0,3
|
0,2
|
0,1
|
0,0
|
A.2.2 Điều kiện xe
A.2.2.1 Tổng khối lượng của
lái xe và thiết bị thử được dùng trên xe phải nằm trong khoảng từ 70 kg đến 90
kg. Nếu tổng khối lượng không bằng 70 kg thì phải đặt thêm khối lượng khác lên
xe cho đủ. Trong khi
đo, xe phải được trang bị như sử dụng bình thường trên đường (bao gồm chất lỏng làm mát, dầu
bôi trơn, nhiên liệu, dụng cụ đồ nghề, bánh xe dự phòng và người lái).
A.2.2.2 Điều kiện lốp và lựa chọn lốp
Lốp xe phải phù hợp với xe và phải được
bơm tới áp suất quy định theo yêu cầu của nhà sản xuất sao cho đảm bảo khối lượng
quán tính của xe.
Lốp sẽ được lựa chọn bởi nhà sản xuất,
phù hợp với kích thước và kiểu loại theo thiết kế xe. Chiều sâu gai lốp nhỏ nhất
phải bằng ít nhất 80 % của chiều sâu gai lốp hoàn toàn.
A.2.2.3 Trước khi đo, động
cơ phải hoạt động ở chế độ bình thường về:
A.2.2.3.1 Nhiệt độ;
A.2.2.3.2 Các thông số điều
chỉnh;
A.2.2.3.3 Nhiên liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.2.2.4 Nếu xe có các thiết
bị khống cần thiết cho sức kéo của nó nhưng được sử dụng trong khi xe chạy trên
đường thì các thiết bị đó phải có chế độ hoạt động phù hợp với quy định của nhà
sản xuất.
A.3 Phương pháp thử
A.3.1 Đo độ ồn của xe
chuyển động
A.3.1.1 Điều kiện chung của phép thử
A.3.1.1.1 Ít nhất phải đo độ ồn
hai lần đối với mỗi bên xe.
Để điều chỉnh xe có thể tiến hành đo
sơ bộ nhưng kết quả đo không được sử dụng.
A.3.1.1.2 Vị trí đặt micro
cách đường chuẩn CC’ là 7,5 m ± 0,05 m, dọc theo đường PP' vuông góc với đường
chuẩn CC’ trên đường thử (xem Hình A.1).
Micro phải ở độ cao 1,2 m ± 0,1 m so với
bề mặt khu vực thử. Hướng chuẩn cho vùng điều kiện tự do (theo IEC
61672-1:2002) phải nằm ngang và hướng vuông góc về phía đường CC’.
A.3.1.1.3 Phải đánh dấu trên
đường thử hai đường AA’ và BB', hai đường này cách đường PP' một đoạn 10 m về
phía trước (AA’) và phía sau (BB’). Xe phải chạy tiếp cận đường thẳng AA’ ở vận
tốc không đổi ban đầu được quy định dưới đây. Khi đầu xe chạm đường thẳng AA, phải
mở hết bướm ga càng nhanh càng tốt và giữ ở vị trí đó cho tới khí đuôi xe chạm
đường thẳng BB và đóng ngay bướm ga về vị trí ứng với tốc độ không tải nhỏ nhất
của động cơ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.1.1.4 Giá trị độ ồn lớn
nhất ghi được của từng phép đo phải được sử dụng để tính kết quả đo. Kết quả đo
của hai phép đo liên tiếp ở cùng một bên xe có sự sai khác nhau không quá 2
dB(A) mới được coi là kết quả đo đúng để đưa vào báo cáo thử nghiệm.
A.3.1.2 Xác định vận tốc tiếp cận
A.3.1.2.1 Vận tốc tiếp cận
Xe phải chạy tiếp cận đường thẳng AA ở
vận tốc không đổi bằng vận tốc lớn nhất của xe nếu vận tốc lớn nhất này không lớn
hơn 30 km/h. Nếu vận tốc lớn nhất của xe lớn hơn 30 km/h thì xe phải chạy tiếp
cận đường thẳng AA ở vận tốc không đổi bằng 30 km/h.
A.3.1.2.2 Nếu xe lắp hộp số điều khiển bằng
tay thì phải chọn số truyền cao nhất cho xe chạy qua đường AA’ với tốc độ động
cơ không nhỏ hơn 1/2 tốc độ tương ứng với công suất lớn nhất của động cơ.
A.3.1.2.3 Nếu xe lắp hộp số tự
động thì xe phải được chạy ở vận tốc được nêu trong A.3.1.2.1.
A.3.2 Đo độ ồn của xe đỗ (các điều kiện
và phương pháp đo thử nghiệm xe đang lưu hành)
Ngoài ra, để thuận lợi cho việc kiểm
tra độ ồn xe đang lưu hành, độ ồn cũng phải được đo trong vùng lân cận miệng ống
xả theo các yêu cầu sau đây, kết quả đo được ghi trong báo cáo thử nghiệm như
nêu trong 5.2.1.2.
Thiết bị đo mức âm phải là loại thiết
bị như nêu trong A.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.2.1.1 Phép đo phải được
thực hiện khi xe đỗ tại địa điểm không có nhiễu âm thanh đáng kể.
A.3.2.1.2 Mỗi khoảng trống có
bề mặt bằng phẳng, được thảm bê tông, bê tông atphan hoặc vật liệu cứng khác có
độ phản xạ âm cao trừ các bề mặt cấu tạo bằng đất được đầm chặt có thể được xem
xét làm địa điểm thử. Địa điểm thử phải có dạng hình chữ nhật mà mỗi cạnh của
nó cách mép ngoài (trừ tay lái) của xe ít nhất là 3 m. Trong khu vực hình chữ
nhật này không được có vật cản đáng kể nào, trừ lái xe và người kiểm tra. Đặc
biệt là, xe phải được để trong khu vực hình chữ nhật nêu trên sao cho micro
cách các mép của khu vực này ít nhất 1 m.
A.3.2.1.3 Không ai được ở
trong địa điểm đo trừ lái xe và người kiểm tra mà sự có mặt của họ không được ảnh
hưởng đến số đo trên máy đo.
A.3.2.2 Các điều kiện về tiếng
ồn xung quanh và gió
Độ ồn đo được (ở trọng số A) của các
nguồn âm xung quanh và gió phải nhỏ hơn độ ồn của xe ít nhất là 10 dB(A).
A.3.2.3 Phương pháp
đo
A.3.2.3.1 Bản chất và số lượng phép
đo
Độ ồn lớn nhất (dB(A)) phải được đo
trong giai đoạn vận hành xe như nêu trong A.3.2.3.3.2.1.
Phải đo ít nhất ba làn tại mỗi điểm
đo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trước khi thực hiện phép đo, xe phải
được nổ máy và đạt được nhiệt độ làm việc bình thường. Nếu xe lắp quạt tự động,
thì không được điều chỉnh gì trong khi đo độ ồn.
Trong khi đo, hộp số phải ở số trung
gian (số 0). Nếu không thể cắt được sự truyền lực thì bánh chủ động của xe phải
được quay tự do, ví dụ bằng cách đặt xe trên chân chống giữa.
A.3.2.3.3 Đo độ ồn sát ống xả
A.3.2.3.3.1 Vị trí của micro
Micro phải cách miệng ống xả 0,5 ±
0,01 m như Hình A.4. Trục có độ nhạy lớn nhất của micro phải song song với mặt
đỗ xe và tạo với mặt phẳng thẳng đứng chứa hướng dòng khi thải một góc 45° ± 5
°. Micro phải được đặt ở vị trí cao
ngang miệng ống xả nhưng không quá 0,2 m so với mặt đất. Trục chuẩn của micro
phải nằm trên mặt phẳng song song với mặt đất và phải quay mặt về phía miệng ống
xả.
Vị trí chuẩn phải là vị trí cao nhất
và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí chuẩn phải ở cuối miệng ống
xả,
b) Vị trí chuẩn phải nằm trên mặt phẳng
chứa trọng tâm của ống xả và trục dọc đường ống.
Nếu có hai vị trí thoả mãn, phải chọn
vị trí xa nhất từ đường trục theo chiều dọc của xe. Nếu trục dọc
đường ống nghiêng một góc 90 ° ± 5 ° với đường trục theo chiều dọc của xe,
micro phải được đặt cách xa động cơ nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Micro phải được hướng về phía miệng ống
xả xa đường trục theo chiều dọc của xe nhất, hoặc, nếu không có miệng ống xả như vậy,
thì phải hướng về phía miệng ống xả cao nhất so với mặt đỗ xe.
Nếu xe có các đường tâm của các miệng ống
xả cách nhau hơn 0,3 m thì phải thực hiện các phép đo riêng biệt cho từng miệng
ống xả, giá trị đo cao nhất ghi lại được là kết quả thử. Để đo khi xe đỗ bên lề
đường, vị trí chuẩn có thể được dịch chuyển sang bề mặt bên ngoài của xe.
A.3.2.3.3.2 Điều kiện vận hành của xe
A.3.2.3.3.2.1 Tốc độ động cơ phải
được giữ ổn định ở một trong hai giá trị sau:
S/2, nếu S lớn hơn 5000 r/min,
3S/4, nếu S không lớn hơn 5000 r/min.
Trong đó S là tốc độ động cơ tương ứng
với công suất lớn nhất của động cơ.
Đối với những xe, khi ở trạng thái đỗ,
không đạt được hai giá trị trên, phải lấy 95 % tốc độ lớn nhất của động cơ đạt
được trong trạng thái đỗ làm tốc độ động cơ cuối.
A.3.2.3.3.2.2 Tốc độ động cơ phải
được tăng dần từ tốc độ không tải đến tốc độ mục tiêu và giữ không đổi trong
khoảng dung sai ± 5 %. Sau đó, điều khiển bướm ga phải nhanh chóng được nhả ra
và tốc độ động cơ phải được trở về tốc độ không tải. Độ ồn phải được đo trong một giai
đoạn bao gồm khoảng thời gian tốc độ động cơ không đổi ít nhất là 1 s và xuyên
suốt thời gian giảm tốc. Số đo được lớn nhất của độ ồn phải được lấy làm giá trị
của thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.2.3.3.2.3 Hệ thống khí thải đa chế
độ
Những xe có nhiều chế độ điều chỉnh hệ
thống khí xả thì phải được thử ở tất cả các chế độ.
A.3.2.3.3.3 Kết quả đo
A.3.2.3.3.3.1 Phép thử phải được
thực hiện tại vị trí micro nêu trên. Độ ồn lớn nhất đo được ở tần số A
phải có trong báo cáo, được làm tròn tới giá trị thập phân sau nó (ví dụ 92,45
phải được làm tròn lên 92,5 trong khi 92,44 phải được làm tròn xuống 92,4).
Phép thử phải được lặp lại cho đến khi có những kết quả đo mà trong ba phép
thử liên tiếp có sự sai khác nhau không quá 2 dB(A).
Kết quả cuối là giá trị trung bình của
ba kết quả đo, được làm tròn đến số nguyên gần nhất (ví dụ 92,5 phải được làm
tròn lên 93 trong khi 92,4 phải được làm tròn xuống 92).
A.3.2.3.3.3.2 Đối với những xe có
nhiều miệng ống xả, độ ồn được nêu trong báo cáo phải là độ ồn của miệng ống có
giá trị trung bình cao nhất.
A.3.2.3.3.3.3 Đối với những xe có
hệ thống khí thải đa chế độ và thiết bị điều khiển chế độ khí thải thì độ ồn được
nêu trong báo cáo phải là độ ồn của chế độ có giá trị trung bình cao nhất.
A.4 Xử lý kết quả đo độ ồn xe chuyển
động
Các giá trị đo được phải được làm tròn
tới giá trị nguyên dB gần nhất. Nếu số thập phân đầu tiên bằng 1 đến 4 thì số
đo được làm tròn giảm xuống, nếu bằng 5 đến 9 thì số đo được làm tròn tăng lên.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để tính đến sự thiếu chính xác của dụng
cụ đo, các kết quả đo trên sẽ được trừ đi 1 dB(A).
Nếu giá trị trung bình của bốn kết quả
đo thu được không lớn hơn độ ồn cho phép lớn nhất đối với loại xe tương ứng với
xe thử thì giá trị này được coi như đã phù hợp với giới hạn quy định trong
5.2.1.3 của tiêu chuẩn này. Giá trị trung bình này sẽ là kết quả thử độ ồn.
Hình A.1 - Thử
độ ồn xe chuyển động - Các vị trí đo của micro
Hình A.2 - Địa
điểm thử và vị trí của micro để đo độ ồn xe đỗ của xe máy
A.5 Hệ thống
khí thải (giảm âm) nguyên thủy
A.5.1 Yêu cầu đối với bộ giảm âm chứa
vật liệu hấp thụ dạng sợi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.1.2 Sau khi lấy vật liệu
sợi ra khỏi bộ giảm âm, độ ồn phải phù hợp với các yêu cầu của Phụ lục B của
tiêu chuẩn.
A.5.1.3 Vật liệu hấp thụ dạng
sợi có thể không được đặt
trong các bộ phận của bộ giảm âm có khí thải đi qua và phải phù hợp với các yêu
cầu sau:
A.5.1.3.1 Vật liệu phải được
làm nóng đến nhiệt độ 650 °C ± 5 °C với 4 h trong lò mà không có sự giảm về chiều
dài, đường kính và mật độ khối của sợi.
A.5.1.3.2 Sau khi sấy nóng ở
nhiệt độ 650 °C ± 5 °C với 1 h trong lò, có ít nhất 98 % vật liệu vẫn còn ở
trong sàng có kích thước lỗ danh nghĩa bằng 250 µm phù hợp với ISO 3310-1:1990
khi được thử theo ISO 2599:2000.
A.5.1.3.3 Tổn hao khối lượng
của vật liệu không được quá 10,5 % sau khi ngâm vật liệu này ở nhiệt độ 90 °C ±
5 °C trong khoảng 24 h trong một chất ngưng tụ tổng hợp của các thành phần sau đây:
1 N axit hydrobromic (HBr): 10 ml
1 N axit sulphuric (H2SO4):
10 ml
Nước cất để pha: đến 1000 ml.
Vật liệu phải được rửa sạch trong nước
cất và được sấy khô ở nhiệt độ 105 °C trong 1 h trước khi cân.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.1.4.1 Thuần hóa bằng hoạt động
liên tục trên đường
A.5.1.4.1.1 Phải chạy thuần hóa
ít nhất 2000 km
A.5.1.4.1.2 Giai đoạn bằng 50 %
± 10 % của chu trình thuần hóa này gồm hai lần chạy trong thành phố, và giai đoạn
còn lại là chạy đường dài ở vận tốc cao; chu trình chạy trên đường liên tục có
thể được thay bằng một chương trình chạy trên đường thử tương ứng.
A.5.1.4.1.3 Hai chế độ vận tốc
này phải được chạy luân phiên ít nhất sáu lần.
A.5.1.4.1.4 Chương trình thử đầy
đủ phải gồm ít nhất mười lần nghỉ trong thời gian ít nhất ba giờ để tái lập ảnh
hưởng của sự làm mát và ngưng tụ.
A.5.1.4.2 Thuần hóa bằng
chế độ xung
A.5.1.4.2.1 Hệ thống khí thải
hoặc các bộ phận của nó phải được lắp vào xe hoặc động cơ.
Trong trường hợp đầu, xe phải được đặt
trên băng thử con lăn. Trong trường hợp thứ hai, động cơ phải được lắp trên một
băng thử.
Thiết bị thử có sơ đồ chi tiết trong
Hình A.3 phải được lắp tại đầu ra của hệ thống khí thải. Có thể chấp nhận các
thiết bị khác nếu cho kết quả đo tương đương.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.1.4.2.3 Van đó phải mở khi
áp suất ngược của khí thải có giá trị trong khoảng 0,35 bar và 0,40 bar khi được
đo tại điểm cách mặt bích đầu vào về phía sau ít nhất 100 mm. Nếu không thể đạt được
giá trị này vì đặc tính của động cơ thì van phải được mở khi áp suất ngược đạt
được mức tương đương 90% giá trị lớn nhất đo được trước khi động cơ dừng chạy.
Van phải đóng khi áp suất này không sai khác quá 10 % so với giá trị ổn định của
nó khi van mở.
A.5.1.4.2.4 Bộ chuyển mạch thời
gian trễ phải được chỉnh đặt cho khoảng thời gian tồn tại của khí thải được
tính toán trên cơ sở của các yêu cầu nêu trong A.5.1.4.2.3.
A.5.1.4.2.5 Tốc độ động cơ phải
bằng 75 % tốc độ S tương ứng với công suất động cơ lớn nhất.
A.5.1.4.2.6 Công suất chỉ thị
trên băng thử phải bằng 50 % công suất mở hết bướm ga được đo tại tốc độ bằng
75 % tốc độ S.
A.5.1.4.2.7 Mọi lỗ thoát nước
phải được đóng kín
trong khi thử.
A.5.1.4.2.8 Toàn bộ phép thử phải
được kết thúc trong vòng 48 h. Nếu cần thiết, sau mỗi giờ phải có một giai đoạn
làm mát.
A.5.1.4.3 Thuần hóa bằng chế
độ chạy trên băng thử
A.5.1.4.3.1 Hệ thống khi thải
phải được lắp vào động cơ đại diện cho kiểu động cơ được sử dụng cho xe có hệ
thống khí thải đã được thiết kế, sau đó được động cơ/xe được đặt lên băng thử động
cơ/băng thử xe.
A.5.1.4.3.2 Việc thuần hóa sẽ
bao gồm 3 chu trình
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.1.4.3.4 Mỗi chu trình trên
băng thử có sáu pha. Các điều kiện về động cơ và thời gian của mỗi pha được nêu
trong Bảng A.2.
Bảng A.2 - Điều
kiện về động cơ và thời gian của mỗi pha
Pha
Điều kiện về
động cơ
Thời gian của
mỗi pha (min)
PMR ≤ 50
1
Không tải nhỏ nhất
6
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
25 % tải ở 75 % S
40
3
50 % tải ở 75 % S
40
4
100 % tải ở 75 % S
30
5
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12
6
25 % tải ở 100 % S
22
Tổng thời
gian
2,5 h
A.5.1.4.3.5 Trong quy trình thuần
hóa này, theo yêu cầu của nhà sản xuất, động cơ và bộ giảm âm có thể được làm
mát để nhiệt độ tại điểm cách miệng ống xả không quá 100 mm không vượt quá giá
trị đo khi xe chạy ở tốc độ động cơ bằng 75 % của S tại số truyền cao nhất. Tốc
độ động cơ và/hoặc xe được xác định với sai số ± 3 %.
A.5.2 Sơ đồ và nhãn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.3 Bộ giảm âm trong hệ thống nạp
Nếu hệ thống nạp của động cơ phải lắp
một bộ lọc gió và/hoặc một bộ giảm âm nhằm mục đích đáp ứng các giới hạn độ ồn,
bộ lọc và / hoặc bộ giảm âm phải được coi là chi tiết của hệ thống giảm âm và
phải đáp ứng các yêu cầu A.5.1 và A.5.2.
Hình
A.3 - Thiết bị thử để thuần hóa bằng chế độ xung
1. Mặt bích đầu vào hoặc ống măng sông
để nối với đuôi của hệ thống xả thử nghiệm.
2. Van điều khiển hoạt động bằng tay.
3. Bình bù có dung tích lớn nhát bằng
401.
4. Bộ chuyển áp suất có dải làm việc từ
0,05 bar đến 2,5 bar.
5. Bộ chuyển mạch thời
gian trễ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Van tác động nhanh, như van hãm khí
thải đường kính 60 mm, hoạt động bởi một bình chứa khí nén có lực tác động bằng
120 N tại áp suất bằng 4 bar. Thời gian đáp trả, bao gồm cả khi đóng và mở,
không được lớn hơn 0,5 s.
8. Đưa khí thải ra ngoài.
9. Ống mềm.
10. Đồng hồ áp suất.
Hình
A.4 - Vị trí chuẩn
Phụ lục B
(quy định)
Giá trị giới
hạn độ ồn (xe sản xuất mới)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giá trị giới
hạn độ ồn (dB(A))
≤ 25 km/h
66
≥ 25 km/h
71
Phụ lục C
(quy định)
Yêu cầu đối với
địa điểm thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.1 Giới thiệu
Phụ lục này mô tả các yêu cầu liên
quan đến các đặc điểm vật lý và sự bố trí đường thử. Các yêu cầu này dựa trên
tiêu chuẩn đặc biệt (ISO 10844) mô tả các đặc điểm vật lý cần thiết cũng như
các phương pháp thử đối với các đặc điểm này.
C.2 Đặc điểm bề mặt
Bề mặt được coi là phù hợp với tiêu
chuẩn này với điều kiện là kết cấu bề mặt và độ rỗng hoặc hệ số hấp thụ âm
thanh đo được thoả mãn tất cả yêu cầu từ C.2.1 đến C.2.4 và đáp ứng các yêu cầu
thiết kế (C.3.2).
C.2.1 Độ rỗng dư
Độ rỗng dư, Vc, của hỗn hợp
vật liệu lát đường thử không được lớn hơn 8 %. Về quy trình đo, xem C.4.1.
C.2.2 Hệ số hấp thụ âm thanh
Nếu bề mặt không phù hợp với yêu cầu về
độ rỗng dư thì bề mặt đó chỉ được chấp nhận nếu hệ số hấp thụ âm thanh α ≤
0,10. Về quy trình đo, xem c.4.2. Yêu cầu của c.2.1 và c.2.2 cũng chỉ được đáp ứng
nếu hệ số hấp thụ âm thanh đo được a ≤ 0,10.
CHÚ THÍCH: Đặc điểm có liên quan nhất
là hệ số hấp thụ âm thanh mặc dù độ rỗng dư quen thuộc với các nhà làm đường
hơn. Tuy nhiên, chỉ phải đo hệ số hấp thụ âm thanh cần thiết khi bề mặt không
phù hợp với yêu cầu về độ rỗng dư. Đó là vì yêu cầu về độ rỗng dư liên
quan với khá nhiều điều không chắc chắn trong thời gian của hai phép đo và do
đó một số bề mặt có thể bị loại bỏ nhầm khi chỉ dựa vào việc đo độ rỗng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ sâu (TD) được đo theo phương pháp
thể tích (xem C.4.3) phải ≥ 0,4 mm.
C.2.4 Tính đồng nhất của bề mặt
Trong thực tế phải cố gắng để bảo đảm
bề mặt trong khu vực thử được tạo ra càng đồng nhất càng tốt. Sự đồng nhất này
bao gồm cả kết cấu và độ rỗng, nhưng nó cũng phải được kiểm tra xem nếu quá
trình lu lăn dẫn đến kết quả là sự lu lăn ở một số chỗ hiệu quả hơn các chỗ
khác thì kết cấu có thể khác và độ không bằng phẳng gây ra sự xóc xe mạnh cũng
có thể xảy ra.
C.2.5 Kiểm tra định kỳ
Để kiểm tra xem liệu bề mặt có tiếp tục
phù hợp với yêu cầu về kết cấu và độ rỗng dư hoặc yêu cầu về hệ số hấp thụ âm
thanh được quy định trong tiêu chuẩn này hay không, phải tiến hành kiểm tra định
kỳ bề mặt theo các chu kỳ sau:
a) Đối với độ rỗng dư hoặc hệ số hấp
thụ âm thanh:
- Khi bề mặt còn mới;
- Nếu bề mặt đáp ứng các yêu cầu khi
còn mới thì không yêu cầu phải kiểm tra định kỳ.
b) Đối với độ sâu kết cấu (TD):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Khi bắt đầu thử độ ồn (không ít hơn
bốn tuần sau khi phù lớp bề mặt);
- Sau đó, mỗi chu kỳ kiểm tra tiếp
theo là 12 tháng.
C.3 Thiết kế bề mặt thử
C.3.1 Diện tích
Khi thiết kế chung về đường thử, điều
quan trọng là phải bảo đảm diện tích cho xe chạy ngang qua đường thử được phủ bằng
một vật liệu thử quy định với các lề thích hợp cho việc lái xe an toàn và có
tính thực tế. Điều này cần chiều rộng của đường thử ít nhất là 3 m và chiều dài
được kéo dài vượt quá các đường AA và BB ít nhất khoảng 10 m ở mỗi phía. Hình
C.1 cho thấy một bản sơ đồ của một
phía thử thích hợp và chỉ ra diện tích nhỏ nhất phải thi công bằng máy trải đường
và máy làm chặt bề mặt với vật liệu bề mặt thử quy định. Theo A.1.3.1.1,1, các
phép đo phải được thực hiện ở từng bên của xe. Điều này có thể được làm bằng
cách đo với hai vị trí micro (mỗi cái một bên đường thử) và chạy xe theo một hướng
hoặc đo với một micro chỉ ở một bên của đường thử nhưng cho xe chạy theo cả hai
hướng. Nếu áp dụng cách đo bằng một micro thì không áp dụng các yêu cầu về bề mặt
đối với bên đường thử không có micro.
Hình C.1 -
Yêu cầu tối thiểu đối với diện tích bề mặt thử -
Phần tối là phần được gọi là
"Vùng thử”
C.3.2 Thiết kế và chuẩn bị bề mặt
C.3.2.1 Yêu cầu thiết kế cơ bản
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.3.2.1.1 Là bê tông atphan đặc.
C.3.2.1.2 Kích thước lớn nhất
của đá rải trên mặt đường phải bằng 8 mm (sai số cho phép từ 6,3 mm đến 10 mm).
C.3.2.1.3 Độ dày của lớp áo
đường không được nhỏ hơn 30 mm.
C.3.2.1.4 Chất kết dính phải
là loại nhựa đường thấm thẳng không biến đổi tính chất.
C.3.2.2 Hướng dẫn thiết kế
Để hướng dẫn cho người xây dựng bề mặt
đường thử, đường đặc tính cấp cốt liệu trong Hình C.2 sẽ cung cấp các đặc tính
mong muốn. Ngoài ra, Bảng C.1 cung cấp một số hướng dẫn để đạt được kết cấu và
độ bền lâu mong muốn.
Đường đặc tính cấp cốt liệu
phù hợp với công thức sau:
P (% lọt sàng) = 100 x (d/dmax)1/2
trong đó:
d là kích thước
mắt lưới hình vuông của sàng, tính bằng milimét;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dmax là 10 mm đối
với đường cong sai số dưới;
dmax là 6,3 mm đối
với đường cong sai số trên.
Hình C.2 - Đường
đặc tính cấp cốt liệu (với các sai số) trong hỗn hợp bê tông atphan
Ngoài các yêu cầu trên, còn có các
khuyến nghị sau:
a) Sự phân mảnh của cát (0,063 mm <
(kích thước cạnh mắt lưới hình vuông của sàng, SM) < 2 mm) phải gồm ít nhất
45 % cát bị nghiền nhỏ và không lớn hơn 55 % cát tự nhiên;
b) Nền và lót nền phải bảo đảm độ ổn định
và độ đều tốt, theo quy phạm cấu tạo đường tốt nhất;
c) Đá rải đường phải được nghiền nhỏ
(100 % trên bề mặt được nghiền nhỏ) và làm bằng vật liệu có tính chịu nghiền
cao;
d) Đá rải đường được dùng trong hỗn hợp
phải được rửa sạch;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Độ cứng của chất kết dính (đơn vị
là PEN) phải bằng 40-60, 60-80 hoặc thậm chí 80-100, phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu. Chất kết dính càng cứng càng tốt, miễn là phù hợp với quy phạm chung;
g) Nhiệt độ của hỗn hợp trước khi lu
lèn phải được chọn sao cho đạt được độ rỗng dư bởi sự lu lèn tiếp theo. Để tăng
khả năng đáp ứng được yêu cầu nêu trong C.2.1 đến C.2.4, độ chặt không chỉ được
nghiên cứu bởi sự chọn nhiệt
độ hỗn hợp thích hợp mà còn bởi số lượng thích hợp các hạt lọt qua sàng và bởi việc chọn
xe lu lèn mặt đường.
Bảng C.1 - Hướng
dẫn thiết kế
Các giá trị
đích
Dung sai
Theo tổng
khối lượng của hỗn hợp
Theo khối
lượng cốt liệu
Khối lượng các viên đá lọt qua sàng
mắt lưới hình vuông (SM) > 2 mm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
50,5 %
±5
Khối lượng cát, 0,063 < SM < 2
mm
38,0 %
40,2 %
± 5
Khối lượng chất độn, SM < 0,063
mm
8,8 %
9,3 %
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khối lượng chất kết dính (nhựa đường)
5,8 %
-
±0,5
Kích thước lớn nhất của đá rải đường
8 mm
6,3-10
Độ cứng của chất kết dính
(xem C.3.2.2.
(f))
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ nhẵn của đá (PSV)
> 50
-
Độ chặt, so với độ chặt Marshall
98%
-
C.4 Phương pháp thử
C.4.1 Đo độ rỗng dư
Theo mục đích của phép đo này, các mẫu
(có dạng hình trụ, hình giống nhân quả táo, lê...) phải được lấy từ đường thử tại
ít nhất bốn chỗ được phân bố cách đều nhau trong khu vực thử giữa hai đường AA
và BB (xem Hình C.1). Để tránh sự không đồng nhất và không đều trong các vệt
bánh xe, các mẫu không được lấy từ chính các vệt bánh xe, nhưng sát chúng. Ít
nhất hai mẫu phải được lấy sát các vệt bánh xe, và ít nhất một mẫu phải được lấy
gần giữa đường giữa các vệt bánh xe và từng chỗ của micro.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.4.2 Hệ số
hấp thụ âm thanh
Hệ số hấp thụ âm thanh (sự tới thẳng
góc) phải được đo bằng phương pháp ống trở kháng theo quy
trình đo quy định trong ISO 10534:1994.
Liên quan đến các mẫu thử, các yêu cầu
giống như các yêu cầu liên quan đến độ rỗng dư phải được tuân theo (xem C.4.1).
Hệ số hấp thụ âm thanh phải được đo
trong dải tần số giữa 400 Hz và 800 Hz và trong dải tần số giữa 800 Hz và 1600
Hz (ít nhất tại các tần số nằm giữa các dải tần quãng tám của chúng) và các giá
trị lớn nhất phải được xác định cho cả hai dải tần số này.
Sau đó, các trị số này đối với tất cả
các mẫu, phải được tính trung bình để có được kết quả cuối cùng.
C.4.3 Phép đo kết cấu lớn
về thể tích
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, phép
đo độ sâu kết cấu bề mặt phải được thực hiện tại ít nhất mười vị trí cách đều
nhau dọc theo vệt bánh xe của đường thử và lấy giá trị trung bình để so sánh với
độ sâu kết cấu bề mặt nhỏ nhất được quy định. Xem ISO 10844:1994 để biết nội
dung quy trình đo.
C.5 Tính ổn
định theo thời gian và bảo dưỡng
C.5.1 Sự ảnh hưởng của tuổi
thọ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ít nhất là bốn tuần, bề mặt sẽ đạt được
các đặc tính yêu cầu sau khi xây dựng.
Độ ổn định theo thời gian chủ yếu được
xác định bởi độ nhẵn và
độ chặt do xe chạy trên bề mặt. Nó phải được kiểm tra định kỳ như được nêu
trong C.2.5.
C.5.2 Bảo dưỡng
bề mặt
Mảnh vụn hoặc bụi bẩn có thể làm giảm
đáng kể độ sâu kết cấu hiệu quả phải được làm sạch khỏi bề mặt. Tại các vùng có
khí hậu lạnh, đôi khi sử dụng muối để làm tan băng nhưng không nên dùng muối do muối
có thể làm thay đổi
tạm thời hoặc thậm chí thay đổi hẳn bề mặt dẫn đến tăng độ ồn.
C.5.3 Lát lại
bề mặt khu vực thử
Nếu cần phải lát lại bề mặt đường thử,
thường là không cần thiết phải lát lại bề mặt lớn hơn vệt đường thử (rộng khoảng
3 m như trong Hình C.1) mà xe chạy trên đó, với điều kiện là khu vực thử ở bên
ngoài vệt đó thỏa mãn yêu cầu
về độ rỗng dư hoặc hấp thụ âm thanh khi được đo.
C.6 Tài liệu
về bề mặt thử và các phép thử thực hiện trên bề mặt thử
C.6.1 Tài liệu về bề mặt thử
Các số liệu sau đây phải được nêu
trong tài liệu mô tả bề mặt thử:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.6.1.2 Loại chất kết dính,
độ cứng chất kết dính, loại cốt liệu, mật độ lý thuyết lớn nhất của bê tông
(Dr), chiều dày lớp chịu mòn và đường cong cấp cốt liệu được xác định từ các mẫu
lấy ra từ đường thử.
C.6.1.3 Phương pháp làm chặt
(ví dụ loại bánh lu, khối lượng lu, số lần chạy).
C.6.1.4 Nhiệt độ hỗn hợp,
không khí xung quanh và vận tốc gió trong khi lát bề mặt.
C.6.1.5 Ngày lát bề mặt và
nhà thầu.
C.6.1.6 Tất cả hoặc ít nhất
là kết quả cuối cùng, bao gồm:
C.6.1.6.1 Độ rỗng dư của từng
mẫu.
C.6.1.6.2 Các vị trí của khu
vực thử mà các mẫu được lấy để đo độ rỗng.
C.6.1.6.3 Hệ số hấp thụ âm
thanh của từng mẫu (nếu đo). Xác định các kết quả cho cả từng mẫu và từng dải tần
cũng như kết quả trung bình toàn bộ.
C.6.1.6.4 Các vị trí của khu
vực thử mà các mẫu được lấy để đo hệ số hấp thụ âm thanh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.6.1.6.6 Đơn vị chịu trách
nhiệm thử nghiệm theo C.6.1.6.1 và C.6.1.6.2 và loại thiết bị sử dụng.
C.6.1.6.7 Ngày thử và ngày lấy các
mẫu khỏi đường thử.
C.6.2 Tài liệu về các phép thử tiếng ồn
được tiến hành trên bề mặt
Trong tài liệu phải nêu lên tất cả các
yêu cầu của tiêu chuẩn này được thỏa mãn hay không. Phải tham khảo tài liệu
theo C.6.1 để mô tả các kết quả xác nhận điều này.