Đinh tặc rải đinh trên đường giao thông bị xử lý như thế nào? Đinh tặc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đinh tặc bị xử lý như thế nào?
Như anh nói, thì vấn nạn đinh tặc vừa gây ra bức xúc cho người dân vì họ bị mất tiền của, thời gian. Vừa phát sinh ra nguy hiểm khi tham gia giao thông. Về vấn đề này, theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
...
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Từ quy định nêu trên, phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông.
Như vậy, “đinh tặc” có thể bị phạt hành chính đến 8 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu đinh tặc là người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (khoản 11, điểm b khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đinh tặc rải đinh trên đường giao thông bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Đinh tặc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngoài việc bị xử phạt hành chính nêu trên thì người có hành vi đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ (đinh tặc,...) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cản trở giao thông đường bộ được quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Cụ thể như sau:
Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi rải đinh đó mà đinh tặc sẽ phải chịu những hình phạt tương ứng như trên.
Khung hình phạt dành cho hành vi rải đinh trên đường cao tốc nhưng chưa gây chưa xảy ra như thế nào?
Đặc biệt, tình hình hiện nay cho thấy rằng các "đinh tặc" đang có xu hướng rải đinh trên đường cao tốc, nơi mà các phương tiện lưu thông với tốc độ cao.
Đối với hành vi rải đinh trên đường cao tốc, Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt cho các đối tượng "đinh tặc" là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Chế tài xử phạt tương xứng với mức độ mà hành vi gây ra, các "đinh tặc" sẽ phải chịu hình phạt có thể lên đến 10 năm tù giam nếu hành vi rải đinh gây ra một trong những hậu quả sau đây:
Làm chết 03 người trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Trong trường hợp các hậu quả trên đây chưa xảy ra nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời, các đinh tặc sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?