Định danh điện tử là gắn danh tính điện tử của những ai? Tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi?
Định danh điện tử là gắn danh tính điện tử của những ai?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì định danh điện tử được giải thích là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Theo đó, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định gắn với danh tính điện tử.
Trong đó:
- Tài khoản định danh điện tử được hiểu là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
- Xác thực điện tử được hiểu là hoạt động xác thực, xác nhận, khẳng định, chứng nhận, cung cấp danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử hoặc thông tin khác thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
Định danh điện tử là gắn danh tính điện tử của những ai? Tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
1. Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
...
Theo quy định trên, tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực.
Ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 còn được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước nếu công dân có nhu cầu.
Đối với công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước thì được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
Như vậy, tùy vào từng độ tuổi và điều kiện thì mỗi công dân Việt Nam từ dưới 6 tuổi, từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi và từ đủ 14 tuổi trở lên đều có thể được cấp tài khoản định danh điện tử theo quy định.
Công dân Việt Nam đến cơ quan nào để đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì công dân Việt Nam đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Đồng thời, công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận;
Theo đó, cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước;
Tiếp theo, cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử;
Đối với người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2;
Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?