Điều ước quốc tế sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước trong trường hợp nào?
- Điều ước quốc tế sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước trong trường hợp nào?
- Một điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp nào?
- Việc thi hành một điều ước quốc tế kế tiếp về cùng một vấn đề được quy định như thế nào?
Điều ước quốc tế sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 24 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bắt đầu có hiệu lực
1. Một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán.
2. Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước.
3. Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một thời điểm điều ước đã có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này từ thời điểm đó.
4. Những quy định của một điều ước điều chỉnh việc xác thực văn bản, biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, những thể thức hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực, những bảo lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu cũng như tất cả những vấn đề khác mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực, sẽ đều được thi hành ngay từ thời điểm thông qua văn bản của điều ước đó.
Như vậy, một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán.
Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc thi hành tạm thời
1. Một điều ước hoặc một phần của một điều ước sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực:
a) Nếu điều ước có quy định như thế; hoặc
b) Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
2. Việc tạm thời thi hành một điều ước hoặc một phần của một điều ước đối với một quốc gia sẽ chấm dứt nếu quốc gia này thông báo cho các quốc gia khác cùng tạm thời thi hành điều ước ý định của mình không muốn trở thành một bên của điều ước đó, trừ khi có quy định khác hoặc các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận một cách khác.
Theo đó, một điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp:
- Nếu điều ước có quy định như thế; hoặc
- Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
Việc thi hành một điều ước quốc tế kế tiếp về cùng một vấn đề được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc thi hành một điều ước kế tiếp về cùng một vấn đề
1. Không phương hại đến các quy định của Điều 103 Hiến chương Liên hiệp quốc, những quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia các điều ước về cùng một vấn đề sẽ được xác định phù hợp với các khoản dưới đây:
2. Khi một điều ước quy định rõ rằng nó phụ thuộc vào hoặc không được xem là mâu thuẫn với một điều ước đã có trước đó hoặc sẽ có sau đó thì những quy định của điều ước có trước hoặc sau đó sẽ có giá trị.
3. Khi tất cả các bên tham gia điều ước trước cũng là các bên của điều ước sau, mà điều ước trước không thể bị coi là chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành chiểu theo Điều 59, thì điều ước trước sẽ chỉ được thi hành trong chừng mực mà các quy định của nó phù hợp với các quy định của điều ước sau.
4. Khi không phải tất cả các bên tham gia điều ước trước đều tham gia điều ước sau:
a) Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia cả hai điều ước, quy tắc áp dụng là quy tắc được nêu ra ở khoản 3;
b) Trong quan hệ giữa một quốc gia tham gia cả hai điều ước và một quốc gia chỉ tham gia một trong hai điều ước đó, thì các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi điều ước mà trong đó cả hai đều là thành viên.
5. Khoản 4 được áp dụng không phương hại đến các quy định của Điều 41, hoặc đến vấn đề chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước chiểu theo Điều 60, hoặc đến vấn đề trách nhiệm của một quốc gia có thể phát sinh từ việc ký kết hay thi hành một điều ước mà những quy định của nó là mâu thuẫn với những nghĩa vụ đã cam kết đối với quốc gia khác theo một điều ước khác.
Như vậy, việc thi hành một điều ước quốc tế kế tiếp về cùng một vấn đề được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?