Người nước ngoài muốn nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam thì cần phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết nào?
Người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng các điều kiện gì?
Cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư các đạo đức tốt.
Ngoài ra, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vơ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối (khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010)
Bên cạnh đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang bị cháp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Các điều kiện cần thiết để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Người được nhận nuôi cần đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Như vậy, khi người được nhận nuôi và người nhận nuôi thỏa mãn các điều kiện trên thì sẽ có thể tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Người nước ngoài có được nhận con nuôi hay không?
Các trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi cũng được đề cập tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
+Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam
Bên cạnh đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 (khoản 1 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010)
Như vậy, đối với trường hợp của bạn đã thỏa mãn điều kiện để có thể nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Các hồ sơ cần thiết để thực hiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao?
Các hồ sơ cần thiết sau đây được quy định tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:
- Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
- Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
- Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm khoản 2 Điều 5, Điều 13 và Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP để rõ hơn về các hồ sơ trong các trường hợp chi tiết.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?